Máy đóng cọc thường được dùng trong các công trình xây dựng, các tai nạn thường diễn ra khi nhân viên vận hành chúng chủ quan hoặc chưa học qua khóa huấn luyện an toàn lao động thiết bị nâng. Hôm nay kiemdinh.tv xin giới thiệu đến quý độc giả bài viết an toàn lao động đối với người vận hành máy đóng cọc này, nhằm góp chút ít sức nhằm nâng cao kiến thức an toàn lao động và tránh các tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
1. Chỉ những ai thỏa mãn những điều kiện sau mới được vận hành máy đóng cọc :
– Trong độ tuổi lao động do Nhà nước qui định.
– Có giấy chứng nhận sức khỏe đạt yêu cầu của bộ y tế.
– Đã hoàn thành khóa học về an toàn lao động thiết bị nâng, được đào tạo chuyên môn, có chứng chỉ kèm theo.
– Người điều khiển búa phải chịu sự chỉ huy của cán bộ phụ trách kỹ thuật.
– Sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân, đặc biệt là sử dụng dây đai an toàn khi lên cao. Khi điều khiển máy đóng cọc trên sông hồ … người điều khiển phải biết bơi và được trang bị các phương tiện như thuyền, phao cứu sinh … có chất lượng hoàn hảo phục vụ đi lại dễ dàng.
Làm dưới giếng phần hầm ngầm phải có phương tiện phòng chống khí độc hoặc sụp lỡ đất. Phải có người trực bên ngoài có khả năng liên lạc với người bên trong để kịp thời sử lý các sự cố bất ngờ khi cần thiết.
2. Phải đảm bảo là máy đóng cọc được đặt ổn định trên nền bằng phẳng. Đặt trên phương tiện nổi thì phải neo buộc chắc chắn.
Sàn thao tác phải đảm bảo chắc chắn và có lan can bảo vệ cao 1 mét ở cả 3 phía, phải có cầu thang lên xuống sàn thao tác khi máy làm việc, cấm qua lại dưới sàn thao tác.
3. Khi lắp dựng giá phải chịu sự hướng dẫn và giám sát của cán bộ kỹ thuật hay đội trưởng chỉ huy thi công.
+ Phải tháo hết các bộ phận vướng mắc vào các dụng cụ đặt trên giá trước khi lắp dựng giá
+ Phải kiểm tra các mối nối, độ xiết chặt bulông, chất lượng bộ phận móc cáp và cáp dùng để nâng búa và cọc, kiểm tra độ ổn định của giá.
Các công việc diễn ra quanh giá máy trong phạm vi bán kính bằng chiều cao của giá cộng thêm 5 mét phải ngừng lại.
+ Nếu vì một nguyên nhân nào đó khiến việc nâng giá phải tạm dừng thì phải tựa máy trên giá đỡ và không được tới kép để giữ giá máy. Khi đã đặt giá máy vào vị trí thẳng đứng phải phân công người phụ trách các dây néo (2 dây néo trước, 5 dây néo sau, cấm dùng tay để néo, chỉ cho phép làm việc trước giá máy khi sau khi đã hoàn tất việc chằng buộc chắc chắn, phải chọn dây thép chằng theo đúng thiết kế…
4. Hệ số an toàn cho phép tối thiểu của dây cáp phải là 6 khi truyền động cơ học, là 4,5 khi truyền động thủ công, là 3 đối với dây chằng kéo và là 8 đối với dây treo buộc.
5. Khi bắt đầu lắp đầu búa vào giá phải lập tức đặt đối trọng lên chân giá để chống lật. Búa phải treo
được dây cáp hay giữ bằng các thiết bị chuyên dùng. Tất cả các máy đóng cọc phải có cơ cấu hạn chế độ nâng búa ở đầu giá. Trọng lượng và giới hạn nâng cho phép của búa máy phải ghi trên giá.
6. Trước khi khởi động búa đóng cọc phải đặt tín hiệu âm thanh cho mọi người biết.
– Sử dụng búa treo và búa động, với những cú đóng đầu tiên không được nâng búa lên cao cách đầu cọc quá 0,5m. Sau đó tăng dần độ cao nâng búa lên đến mức được ghi trong lý lịch máy.