Chai chứa khí áp suất cao bao gồm: Chai khí nén, khí hoà tan, khí hoá lỏng. Chất chứa trong trong chai thường ở thể khí, lỏng, khí dẫn lỏng, chất bột, bọt được phun nhờ khí có áp suất.
1. Yếu tố nguy hiểm:
- Nổ vật lý do va đập, bị đốt nóng .
- Nổ hoá học do tác động của tỉnh điện, do ma sát, do ngọn lửa…
- Có thể bị chấn thương do: Va đập, rơi, đổ khi mang vác, vận chuyển, bảo quản, văng bắn;
2. Biện pháp AT chung:
- Người thợ hàn phải bảo đảm đầy đủ các yêu cầu quy định về hàn, như: Chứng nhận nghề, sức khoẻ, huấn luyện, trang bị đầy đủ phương tiện AT…v..v..
- Khi vận chuyển các loại chai chứa khí phải sử dụng các xe chuyên dùng, có giảm xóc; giữa các chai phải có đệm lót, tránh va chạm;
- Khi sử dụng phải để chai ở tư thế thẳng đứng hoặc nghiêng một góc khoảng 450 so với mặt phẳng nằm ngang van chai hướng lên trên;
- Khi quần, áo, tay và dụng cụ dính dầu, mở không được đóng mở, tháo, lắp van chai, van giảm áp của chai chứa Oxy;
- Khi mở van chai, phải dùng dụng cụ chuyên dùng, không dùng búa, đục để đóng mở van chai; không dùng tay đòn trợ lực cho chìa vặn, mở van phải mở từ từ với độ xoay trục van (tay vặn) không quá ¼ vòng;
- Chai ở tư thế đứng phải được chằng néo chắc chắn;
- Chỉ được dùng nước xà phòng, dung dịch tạo bọt để kiểm tra độ kín bình.
- Không được bảo quản lẫn lộn các chai chứa khí khác nhau, chai có khí với chai hết khí;
- Không sang chiết, nạp khí trực tiếp từ chai có áp suất cao sang chai rỗng có áp suất thấp hơn, phải dùng van giảm áp;
- Không được sử dụng hết môi chất trong chai mà phải để lại một 1 lượng dư chất cần thiết theo quy định tiêu chuẩn, quy phạm.