An toàn lao động khi sử dụng máy dập

Máy dập là thiết bị cơ khí tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn lao động, nếu chúng ta không biết sử dụng chúng đúng cách. Hôm nay kiemdinh.tv sẽ giới thiệu đến các bạn bài viết an toàn lao động khi sử dụng máy dập. Hi vọng sẽ giúp ích phần nào cho các bạn các kiến thức an toàn lao động nói chung, máy dập nói riêng.

An toàn lao động khi sử dụng máy dập

Các yếu tố nguy hiểm khi vận hành máy:

– Yếu tố nguy hiểm của máy: Máy dập có gắn trục truyền lực phụ trợ thường không thể dừng khẩn cấp khi trục trượt thực hiện hành trình đi xuống.

– Khi vận hành sai nguyên tắc: Tai nạn thường xảy ra do rơi phần khuôn trên hoặc do người khác vô tình điều khiển làm cho trục trượt đi xuống trong khi đang điều chỉnh, tháo, lắp khuôn.

– Thiếu chú ý khi sử dụng thiết bị an toàn:

+ Sử dụng các thiết bị an toàn không thích hợp với chủng loại, hình thức của máy dập; lắp đặt các thiết bị an toàn ở vị trí không thích hợp hoặc vận hành máy dập khi thiết bị an toàn không hoạt động.

+ Khởi động trục truyền lực hoặc nhấn sai bàn đạp trong khi lắp, tháo, điều chỉnh khuôn.

+ Để vật rơi vào bàn đạp làm cho máy dập hoạt động sai nguyên tắc.

+ Tai nạn có thể xảy ra do người khác vận hành sai khi làm việc tập thể.

Phương pháp vận hành an toàn máy dập

– Chú ý không cho tay vào trong khuôn máy

+ Sử dụng máy dập có gắn lá chắn an toàn;

+ Sử dụng máy dập có khuôn an toàn;

+ Sử dụng máy dập có gắn bộ phận truyền tải vào ra tự động.

– Sử dụng các thiết bị bảo hộ có gắn kèm tuỳ theo chủng loại, áp lực, hành trình và phương pháp làm việc của máy.

+ Thiết bị an toàn kiểu then chắn;

+ Thiết bị an toàn kiểu đẩy tay;

+ Thiết bị an toàn nhận biết tay người;

+ Thiết bị an toàn yêu cầu vận hành máy bằng hai tay;

+ Thiết bị an toàn quang điện tử.

– Khi làm việc tập thể từ hai người trở lên phải lựa chọn kiểu tín hiệu thích hợp trước khi thao tác.

– Sử dụng công cụ thủ công (nếu có thể) khi gia công thiết bị sản xuất.

Các quy tắc về an toàn khi vận hành máy dập

* Các bước chuẩn bị

– Trước khi làm việc cần kiểm tra hoạt động của thiết bị an toàn và điểm hở 4 góc;

– Kiểm tra xem công tắc lựa chọn có được đặt ở vị trí thuộc hành trình an toàn 1 hay không;

– Khi máy bị sự cố, hỏng hóc, cần báo ngay cho người chịu trách nhiệm để sửa chữa kịp thời.

* Thao tác gia công

– Cần sử dụng công tắc cấp nước khi vận hành;

– Cần chỉnh các nút điều khiển sau mỗi thao tác;

– Cần ngắt điện nguồn khi loại bỏ tạp chất trong khuôn;

– Cần sử dụng thiết bị chuyên dùng để dọn vụn, tạp chất.

* Các quy tắc về an toàn khi thay khuôn

– Cần ngắt điện nguồn và treo biển báo đề “đang thay khuôn” vào công tắc khi có ý định thay khuôn dập;

– Cố định thanh chặn an toàn vào đúng vị trí và kiểm tra lại;

– Khi làm việc tập thể, cần thống nhất rõ ràng việc sử dụng các tín hiệu;

– Không được cố ý sử dụng sức mạnh khi làm việc với khuôn dập;

– Cần ngắt công tắc chính trước khi thao tác chỉnh các thông số;

– Cần kiểm tra khu vực xung quanh máy trước khi tiến hành chạy thử.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top