An toàn lao động đối với các nghề gia công nóng và áp lực: rèn, đúc

1. An toàn đối với nghề rèn, rập

– Những yếu tố độc hại và tai nạn thường gặp trong nghề rèn, rập:

+ Khí độc: C0, S02;

+ Nhiệt: Nhiệt toả ra từ các lò nung có thể lên đến 400- 450 C;

+ Vật văng bắn:

  • Vẩy oxít sắt nóng trên bề mặt gia công bắn ra mọi phía gây bỏng,
  • Mảnh dụng cụ vỡ tuột, vật gia công văng bắn gây tai nạn.

+ Các bộ phận truyền động của máy gây kéo, cán, kẹp, cắt.

– Những biện pháp đảm bảo an toàn trong nghề rèn, rập:

+ Tổ chức nơi làm việc hợp lý;

+ Sử dụng an toàn các thiết bị, cơ cấu, công cụ rèn, rập an toàn (Búa tay, kìm rèn, búa máy, máy dập, máy ép…: Khoá liên động, Li hợp, cơ cấu điều khiển 2 tay, che chắn bộ phận chuyển động…)

an toàn lao động nghề rèn, đúc

2. An toàn đối với nghề đúc

– Những yếu tố nguy hiểm, độc hại trong nghề đúc:

+   Nhiệt độ:  rất cao ở các chỗ nấu chảy kim loại, sấy khuôn, dỡ vật đúc…

+   Bức xạ của các tia hồng ngoại, tử ngoại;

+   Bụi: Khi đúc bằng khuôn cát thường chứa các bụi cát  thạch anh (Si02 – ôxít si lic tự do);

+   Các loại hơi khí độc: C0, S02…

+   Ồn: do máy đập gang, máy làm sạch;

+   Tia phóng xạ: xác định mức kim loại lỏng trong các lò nấu, chiều cao cột liệu hoặc phát hiện khuyết tật của vật đúc …

– Những biện pháp đảm bảo an toàn trong nghề đúc (chống bụi, chống nóng và bỏng, hơi khí độc, an toàn khi sửa chữa lò đúc…).

– Máy, thiết bị rèn ép phải đảm bảo các yêu cầu quy định trong TCVN 2296-78 và tiêu chuẩn này;

– Bộ phận (xưởng) rèn ép phải được bô trí ở nhà một tầng.

– Khuôn rèn và phôi liệu của xưởng phải đặt ở trên các giá vững chắc.

– Móng của búa máy phải nằm trong nền xưởng. Những búa máy lớn phải được đặt trên bệ giảm chấn động. Cấm đật búa máy trực tiếp lên nền đất.

– Đe rèn phải đặt cố định, bắt chặt vào đế gỗ. . Đế. gỗ phải có đai xiết chặt và chôn sâu xuống nền ít nhất 0,5m. Cấm đặt đe trực tiếp lên nền đất.

– Mặt đe phải nhẵn và độ nghiêng không lớn hơn 2% so với mặt phang nằm ngang. Cấm bố trí đường vận chuyển giữa lò và đe.

– Các búa máy thuỷ lực phải có bộ phận giữ đầu búa ở vị trí trên cùng khi cần thiết.

– Các máy đột ép cần có bộ phận đề phòng quá tải và có một trong những thiết bị an toàn sau:

+ Hệ thống cấp phôi tự động hoặc bán tự động;

+ Cơ cấu mở máy đòi hỏi phải dùng cả hai tay một lúc;

+ Bộ phận gạt tay công nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm khi đầu ép hạ xuống;

+ Bộ phận bảo vệ bằng tế bào quang điện hoặc khoa liên động khác, tự động tắt máy khi tay công nhân đưa vào khu vực nguy hiểm;

– Các máy ép thuỷ lực, máy ép chuyển động bằng biên, bằng trục khuỷu, bằng bánh lệch tâm đều cần có cơ cấu chống quá tải bằng ly hợp ma sát hoặc chốt cắt.

– Búa tạ và bụa tay phải được chế tạo từ loại thép dụng cụ. Đầu búa phải lồi, không được có vết rạn nứt ở đầu búa hoặc ố lỗ tra cán.

– Cán búa tạ búa tay phải, làm bằng gỗ khô, dẻo, không có mắt, không có vết nứt, không có thố ngang. Cán búa phải thẳng, nhẵn và có chiều dài từ 0,3 – 0,45m đối với búa tay và từ 0,6 – 0,8m đỗi vói búa tạ.

– Búa phải được tra vào cán chắc chắn, sao cho loại trừ được khả năng rơi búa khỏi cán khi sử dụng.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top