Các biện pháp dự phòng các yếu tố có hại trong môi trường sản xuất

1. Đối với điều kiện làm việc có vi khí hậu xấu (nóng hoặc lạnh)

– Cần thiết kế, xây dựng, cải tạo nhà xưởng hợp lí, mở nhiều cửa sổ để lưu thông không khí, đảm bảo cao ráo thoáng mát về mùa hè, chống lạnh về mùa đông. Lắp các tấm che chắn cách nhiệt…

– Cơ giới hoá, tự động hoá các công đoạn trong qui trình công nghệ sinh nhiệt cao để vừa giảm cường độ lao động vừa hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ cao.

– Lắp đặt hệ thống kĩ thuật vệ sinh đầy đủ: Quạt thông gió, máy điều hoà nhiệt độ.

– Trang bị quần áo bảo hộ cá nhân phù hợp: Quần áo cách nhiệt cho công nhân tiếp xúc với nhiệt độ cao,…

– Tổ chức lao động hợp lí.

– Công tác quản lí chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám sức khoẻ tuyển dụng, định kì. Có đủ thuốc sơ cấp cứu .Tổ chức cho công nhân uống chè giải nhiệt, cấp phát cao xoa chống lạnh, bồi dưỡng nặng nhọc độc hại…

du phong cac yeu to co hai trong moi truong san xuat

2. Đối với ánh sáng không đảm bảo

– Nhà xưởng, phòng làm việc đảm bảo có nhiều cửa sổ, cửa kính để tận dung ánh sáng tự nhiên, tầng và trần nhà nên quét sơn hoặc vôi trắng để tăng độ sáng.

– Trang bị đủ hệ thống kĩ thuật vệ sinh đèn chiếu sáng (đèn huỳnh quang) đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh về ánh sang chung và cục bộ tuỳ theo yêu cầu tính chất từng công việc. Lắp đặt hệ thống đèn cần đảm bảo kĩ thuật để góc chiếu sang ở bên trái từ 25-30 °Cvà chiếu từ trên xuống.

– Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân: Kính, mặt nạ cho công nhân hàn điện, hàn hơi, công nhân luyện kim …

3. Biện pháp phòng chống bụi

3.1. Biện pháp kỹ thuật

– Thay thế: thay đổi qui trình công nghệ, thiết bị, nguyên liệu bằng loại ít độc hơn hoặc không độc.

– Biện pháp che chắn, cách ly: Những nguồn phát sinh bụi cần được che chắn hoặc sản xuất trong chu trình kín có hệ thống xử lý bụi tại chỗ. Cách ly vật liệu dự trữ, thiết bị, quá trình sản xuất phát sinh bụi nhiều.

– Hệ thống thông gió, hút bụi: Tăng cường thông gió chung, thông gió cục bộ. Lắp đặt hệ thống xử lý lọc, thu giữ bụi.

3.2. Biện pháp cá nhân

– Đeo khẩu trang thích hợp, bán mặt nạ, mặt nạ.

– Làm việc xong tắm rửa thay quần, áo.

– Ăn uống đủ các chất dinh dưỡng.

3.3. Tổ chức lao động

– Tổ chức dây chuyền sản xuất họp lý. Bố trí nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp. Vệ sinh nhà xưởng.

– Tổ chức dịch vụ y tế. Tăng cường truyền thông, giáo dục vệ sinh an toàn lao động. Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ.

4. Biện pháp giảm tiếng ồn

4.1. Biện pháp kỹ thuật

– Thay đổi quy trình công nghệ: đưa vào sản xuất loại thiết bị, máy ít gây ồn hơn.

– Thay đổi vật liệu: sử dụng vật liệu ít gây ồn.

– Cách ly: Che chắn, bao bọc các máy phát ra tiếng ồn.

– Cải thiện môi trường: lắp đặt cabin cách âm.

– Thường xuyên bảo dưỡng máy, thiết bị phát sinh tiếng ồn.

4.2. Biện pháp cá nhân

Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân: nút tai, chụp tai chống ồn.

4.3. Tổ chức lao động

– Tổ chức lao động họp lý, tránh tiếp xúc ồn cho công nhân tại vị trí lao động và công nhân làm việc xung quanh.

– Tổ chức dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ cho công nhân, khám sức khoẻ định kỳ.

5. Biện pháp phòng chống rung

5.1. Biện pháp kỹ thuật

– Thay đổi quy trình công nghệ: đưa vào sản xuất loại ít gây rung hơn.

– Thay đổi vật liệu: sử dụng vật liệu ít gây rung hơn, thiết bị giảm rung xóc.

– Cách lý quy trình: Đệm, bao bọc các máy phát rung.

– Cải thiện môi trường: hệ thống giảm rung nơi làm việc, tư thế ngồi.

– Vệ sinh nhà xưởng: bảo dưỡng tốt máy móc, thiết bị.

5.2. Biện pháp cá nhân

– Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân: găng cao su, ủng, giầy.

5.3. Tổ chức lao động

+ Tổ chức lao động hợp lý, tránh tiếp xúc với rung cho công nhân.

+ Tổ chức dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ cho công nhân, khám sức khoẻ định kỳ.

6. Biện pháp phòng chống phóng xạ

6.1. Biện pháp kỹ thuật

– Biện pháp kỹ thuật: thay thế công nghệ, tự động hoá, không dùng công nghệ có phóng xạ,

– Phòng chống phóng xạ bằng khoảng cách: Liều suất bức xạ ion hoá giảm theo bình ph¬ương khoảng cách do đó, làm việc càng xa nguôn càng tôt. Dùng các phương tiện điêu khiển từ xa. Không cho người không có nhiệm vụ đến gần nguồn phóng xạ.

– Phòng chống bằng thời gian: giảm thời gian tiếp xúc với bức xạ đến mức thấp nhất có thể được.

– Phòng chống bằng các biện pháp che chắn: tuỳ từng loại phóng xạ mà áp dụng các biện pháp che chắn thích họp (tia Bêta dùng nhôm, tia X, gamma dùng tường bêtông, chì.. .)

6.2. Biện pháp cá nhân

– Phương tiện phòng hộ cá nhân:

+ Đối với bụi, hơi khí phóng xạ: dùng quần áo không thấm nước, mũ, găng tay kín. Khi cần dùng bán mặt nạ hoặc mặt nạ. Khi ra khỏi vùng nhiễm xạ phải tẩy xạ.

+ Đối với nguồn kín: dùng tạp dề, găng tay, quần áo hoặc tấm chắn bằng cao su chì, kính chì…

Trang bị đủ phương tiện phòng hộ cá nhân, sử dụng thường xuyên và định kỳ kiểm tra chất lượng.

6.3. Tổ chức lao động

+ Tổ chức lao động hợp lý, tránh tiếp xúc với phóng xạ cho công nhân.

+ Tổ chức dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ cho công nhân, khám sức khoẻ định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, đảm bảo vệ sinh an toàn bức xạ ion hoá. Tổ chức kiểm tra thường xuyên.

7. Đối với hoá chất độc

7.1. Quản lí các nguồn gây ô nhiễm hoả chất độc hại

– Các nhà máy sản xuất hoá chất, axít, thuốc trừ sâu.

– Các kho bảo quản, vận chuyển hoá chất.

– Cửa hàng bán hoá chất, thuốc trừ sâu.

– Các phòng thí nghiệm.

7.2. Một số nguyên tắc dự phòng tác động xấu của hoá chất độc

– Thay thế, loại bỏ các chất độc hại, các qui trình sản xuất phát sinh chất độc hại bằng hoá chất, qui trình ít độc hại nguy hiểm hơn hoặc không còn nguy hiểm.

– Cơ giới hoá, tự động hoá một số công đoạn trong qui trinh công nghệ sản xuất hoá chất để giảm thiểu công nhân tiếp xúc với hoá chất.

– Xây dựng, cải tạo nhà xưởng thông thoáng, lắp đặt hệ thống thông hút gió để giảm nồng độ hoá chất tại nơi sản xuất. Các nhà máy sản xuất hoá chất, kho chứa hoá chất độc, thuốc trừ sâu phải được thiết kể xây dựng ở vị trí xa khu dân cư một khoảng cách an toàn.

– NLĐ tiếp xúc với hoá chất độc phải được cấp phát đầy đủ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân: quần áo, mặt nạ phòng độc, găng tay, ủng cao su, kính… đảm bảo phù hợp và an toàn.

– Công tác phòng cháy nổ, chữa cháy các cơ sở sản xuất, kho chứa hoá chất phải được trang bị đủ các phương tiện PCCC và có phương án cụ thể để luôn sẵn sàng ứng cứu kịp thời.

– Các cơ sở sản xuất hoá chất phải lập hồ sơ vệ sinh lao động, bố trí cán bộ an toàn hoặc vệ sinh viên và phải tiến hành khảo sát đo đạc các yếu tố môi trờng, đặc biệt là các yếu tố hoá chất độc hại theo qui định.

– Biện pháp y tế: Phải có y tế cơ quan với đầy đủ nhân viên y tế, thuốc men, y dụng cụ để kịp thời sơ cấp cứu ban đầu cho công nhân khi bị nhiễm độc. NLĐ phải được khám sức khoẻ tuyển dụng, khám sức khoẻ định kì để phát hiện sớm các bệnh nhiễm độc hoá chất và được bồi dưỡng độc hại theo qui định của Nhà nước.

8. Đối với vi sinh vật gây hại

– NLĐ phải dược bảo vệ bàng tiêm phòng Văccin phòng bệnh trước khi vào làm việc tại các cơ sở có tiếp xúc với nguồn lây nhiễm và được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đầy đủ.

– Quản lí tốt các nguồn lây nhiễm, gia súc, gia cầm,phát hiện sớm bệnh để có biện pháp cách li và điều trị kịp thời.

– Các cơ sở sản xuất văcxin, sản phẩm sinh học, phòng thí nghiệm, khu điều trị bệnh nhân truyền nhiễm phải thiết kế xây dựng theo hướng một chiều để đảm bảo an toàn và vệ sinh.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top