Kiểm định cơ cấu dẫn động của máy trục

Hôm nay kiemdinh.tv sẽ giới thiệu đến quy trình kiểm định cơ cấu dẫn động của máy trục mà hiện nay chúng tôi đang trong quá trình hoàn thiện.Để liên hệ kiểm định an toàn, vui lòng liên hệ phòng kinh doanh để nhận được hỗ trợ tốt nhất.

Các cơ cấu của máy trục hoạt động được nhờ có phần dẫn động của nó. Tùy theo kiểu, công dụng và tính chất công việc của cơ cấu mà nó có thể được dẫn động bằng sức người hoặc dùng năng lượng của động cơ. Cơ cấu dùng sức người hiện nay rất ít dùng, chỉ dùng trong nhung trường hợp tải trọng nhỏ, làm việc không căng thẳng hoặc được dùr.g ở những nơi khó dùng động cơ. Ngoài ra, cũng cần phải thấy rằng cùng sức người làm cơ năng không lợi vì giá thành một kilowatt/giờ cơ năng đắt hơn so với giá thành năng lượng do các loại động cơ cung cấp.
Năng lượng của động cơ bao gồm máy hơi nước, động cơ đốt trong và động cơ điện. Trong các loại trên, dùng động cơ điện có lợi nhất vì:
–    Năng lượng điện rẻ.
–    Không cần có quá trình chuẩn bị trước khi mở động cơ.
–    Mở máy, đóng máy và đảo chiều quay của máy dễ dàng.
–    Có thể điều chỉnh sô” vòng quay.
–    Có mômen mở máy lớn.
–    Có thể đặt động cơ cho từng cơ cấu riêng biệt, do đó kết cấu và điều khiển các cơ cấu được đơn giản.
Do các ưu điểm này mà đa sô” các máy trục hiện đại đều được dẫn động bằng điện. Những động cơ khác như máy hơi nước hay động cơ đốt trong chỉ được dùng ở những nơi không có điện hay khó dẫn điện đến, hoặc tại đó nhiên liệu rẻ hay có thể tận dụng các chất thừa của các ngành sản xuất khác. Tuy nhiên, trong những trường hợp này ưu điểm về sử dụng động cơ điện cũng quyết định hệ thông truyền động: động cơ nhiệt thường không được sử dụng trực tiếp trong các chuyển động của cơ cấu máy trục mà nó quay máy phát điện, năng lượng máy phát điện cung cấp cho các động cơ điện của các cơ cấu máy trục.
1. Dẫn động bằng tay
Đối với các cơ cấu của các máy trục có trọng tải nhỏ, làm việc không căng thẳng, vận tốc nhỏ như trong các bộ phận lắp ráp, sửa chữa với qui mô nhỏ có thể dùng sức người để dẫn động.

Dẫn động bằng tay có thể được dùng trong các cơ cấu nâng (H.6.1a), cơ cấu di chuyển (H.6.1b), cơ cấu quay (H.6.1c). Khi đặt máy trên nền người ta dùng tay quay và khi đặt máy trên cao – dùng bánh kéo thông qua xích hàn dài:
Dẫn động cơ cấu bằng tay
1- Tay quay (H.6.2)
Tay quay là thiết bị đơn giản nhất khi sử dụng sức người để dẫn động cơ cấu nâng.
Các bộ phận của tay quay: 1 – cần; 2 – tay nắm, ghép chặt với cần. Tay quay lắp tự do trên đầu có tiết diện hình vuông của trục làm việc, không ghép bằng một kết cấu nào khác vì theo nguyên tắc an toàn lao động, qui định phải rút tay quay ra khỏi trục sau khi nâng tải trọng xong, để tránh trường hợp xảy ra tai nạn khi cho tải trọng xuống bằng cách hãm phanh, do công nhân điều khiển thiếu kinh nghiệm, trục với

tay quay sẽ quay với vận tốc rất lớn. Bán kính tay quay R được xác định theo chiều dài cánh tay người, chọn sao cho khi quay tay quay, công nhân có thể đứng tại một chỗ. Thường thường R = 250 + 300 mm, lớn nhất R = 350 mm. Chiều dài tay nắm được xác định theo số người quay, nếu tay quay do một công nhân quay thì 1 = 200 -ỉ- 250 mm, nếu hai công nhân quay 1 = 400 -H 500 mm. Để tay quay không làm rộp da tay, người ta lồng vào lõi tay nắm một ống có đường kính ngoài khoảng 30 – 35 mm, ống này quay tự do. Nếu cơ cấu được thiết kế làm việc về mùa đông ở ngoài trời hoặc trong nhà không được sưởi ấm thì ống làm bằng gỗ hoặc bằng chất dẻo.
tay quay
Lực tính toán của công nhân phải lấy rất thận trọng, cụ thể: khi công việc kéo dài, có gián đoạn p = 70 + 80 N, khi công việc trong thời gian ngắn, gián đoạn p = 100 N, khi công việc trong thời gian ngắn, gián đoạn lâu p = 150 N.
Khi thiết kế các bộ phận dẫn động quay tay dùng khi có sự cô’, trong những trường hợp hạn hữu khi bộ dẫn động chính bằng cơ khí bị hỏng, lực tính toán của công nhân có thể lấy tới p = 30 daN. Nếu hai công nhân quay một tay quay, phải giảm lực tính toán trên đây khoảng 20 – 25% vì quay không đều nhau. Để làm việc được thuận tiện nhất, trục tay ouay đôi với người tầm vóc trung bình nên để ở độ cao H = 900 + 1000 mm tính từ nền lên.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top