Kiểm định cơ cấu nâng dẫn động bằng điện

Làm thế nào mà bạn biết được cơ cấu nâng dẫn động bằng điện còn làm việc an toàn không? Thật chẳng dễ chút nào phải không bạn. Nhưng với phương pháp kiểm địnhkiemdinh.tv hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho câu hỏi trên. Nào cùng nhau tìm hiểu nhé bạn.

Cơ cấu nâng dẫn động bằng tay, dù ta có cố gắng tăng tỉ số truyền của bộ truyền và bội suất của palăng đến mức lớn nhất có thể được, trọng lượng vật nâng cũng bị giới hạn thường dưới 5 tấn. Trong trường hợp phải nâng những vật có trọng lượng lớn, hay những vật có trọng lượng nhỏ hơn 5 tấn, nhưng đòi hỏi có năng suất cao, ta thay tay quay bằng động cơ điện. Cơ cấu nâng dẫn động bằng điện hiện nay có thể nâng những vật có trọng lượng nặng hàng trăm, hàng ngàri tấn. Để nâng rôto ở các nhà máy thủy điện Thác Bà, Trị An, Thác Mơ, chúng ta dùng cầu trục có trọng tải Q = 250 tấn, ở nhà máy thủy điện Hòa Bình, cầu trục có trọng tải Q = 350 tấn. Để lắp dàn khoan dầu khí ở Vũng Tàu, chúng ta dùng cần trục nổi có trọng tải Q = 1600 tấn.
Sơ đồ nguyên tắc cấu tạo cơ cấu nâng dẫn động bằng điện
cơ cấu nâng dẫn động bằng điện, thường nối trục động cơ điện với trục quay nhanh của hộp giảm tốc bằng khớp nối trục đàn hồi (H.6.8). Một bên khớp này dùng làm bánh phanh. Để làm điều đó, đường kính nửa khớp làm phanh làm lớn hơn một ít. Để tăng mức độ an toàn sử dụng máy, bạo giờ nửa khớp làm phanh cũng ở về phía hộp giảm tốc, đề phòng khi các chốt bị gãy vẫn không làm rơi vật.
Khớp nối trục đàn hồi
Bộ truyền động thường được chế tạo dưới dạng hộp giảm tốc, do đó làm việc trong điều kiện che kín, ngâm dầu, bôi trơn đầy đủ. Các ổ trục thường dùng ổ lăn. Thiết bị phanh hãm thường dùng phanh má thường đóng điện từ, kiểu TK. Ớ loại phanh này, nam châm điện mở phanh được nối song song vào mạch động cơ điện. Nhờ đó khi ta cho dòng điện vào chạy động cơ, đồng thời là ta cho dòng điện vào nam châm điện để md phanh, toàn bộ cơ cấu hoạt động. Theo qui định về an toàn, giữa tang và trục đặt phanh phải luôn có liên kết cứng, nghĩa là không được đặt bộ ly hợp trong xích truyền động.
Trong cơ cấu nâng, cần đặc biệt chu ý đến khâu nối trục ra của hộp giảm tốc với trục đỡ tang. Có nhiều phương án nối như trình bày trên (H.6.9).
Các phương án nối trục đỡ tang với trục ra hộp giảm tốc
Dùng khớp răng loại dài để nốỉ trục đỡ tang và trục ra hộp giảm tốc (H.6.9a). Khớp răng cho phép lệch trục nhiều, do dó rất dễ cho việc lắp cơ cấu. Cách nối này rất bảo đảm khi làm việc lắp ráp, chăm sóc tiện lợi, nhưng kích thước khuôn khổ chung lớn.
Dùng trục hai ổ đỡ (H.6.9b) hoặc trục ba ổ đỡ (H.6.9c) kích thước khuôn khổ sẽ nhỏ hơn, nhưng trục hai ổ đỡ rất nặng, còn trục ba ổ đỡ thì đòi hỏi chế tạo, lắp ráp rất chính xác. Do đó trường hợp này ít được sử dụng.
Trong một số kết cấu, mômen xoắn được truyền sang tang qua cặp bánh răng hở. Bánh răng có thể được kẹp chặt trên trục tang (H.6.9d) hoặc kẹp chặt trực tiếp vào tang (H.6.9e). Trường hợp kẹp trực tiếp vào tang thì trục tang chỉ bị uốn, không bị xoắn. Các phương án này ít dùng, thường chỉ dùng ở cơ cấu quay tay.
Đặt ổ trục tang vào đầu trục ra hộp giảm tốc (H.6.9g). Đây là phương án hợp lý nhất có kích thước nhỏ gọn, hệ thếng trục vẫn tĩnh định: cả trục hộp giảm tốc và trục tang đều đặt trên 2 điểm tựa. Kết cấu khâu nối này được trình bày trên (H.6.10). Với cách nối này mômen trục ra của hộp giảm tốc được truyền trực tiếp sang tang, còn trục tầm đỡ tang chỉ chịu uốn. Nối như vậy tiện lợi cho việc lắp và tháo cơ cấu, và nhờ tính di động của nó, có thể bù lại sự không đồng trục eủa hộp giảm tốc và tang do lắp không chính xác và do biến dạng của khung đỡ.
Kết cấu hợp lý nối trục tang với hộp giảm tốc bằng khớp răng
Ngoài ra, theo qui định an toàn, cơ cấu nâng dẫn động bằng điện phải có thiết bị hạn chế độ cao nâng.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top