Kiểm định gầu ngoạm vận chuyển vật liệu rời

Chúng tôi chuyên kiểm định gầu ngoạm dùng để vận chuyển vật liệu rời như than đá, cát, xi măng, quặng, đường, lúa, ngô v.v… tốt nhất là dùng máy trục có gầu ngoạm. Có hai loại gầu ngoạm: loại đóng mở hai hàm của gầu ngoạm bằng động cơ và loại đóng mở hai hàm của gầu ngoạm bằng một hệ

thông dây cáp. Loại hai lại chia ra kiểu gầu ngoạm một dây cáp (H.2.16) và gầu ngoạm hai dây cáp (H.2.15).
Hình 2.15: Sơ đồ gầu ngoạm hai dây cáp.
Ớ hệ thống hai cáp, các cáp 1 và 7 cặp vào thanh ngang trên 2 và dưới 6, các dây được cuôn vào tang của hai cơ cấu riêng biệt I và II. Chu kỳ hoạt động như sau: muốn mở gầu, trước hết ta hãm cơ câu I và mở cơ cấu II thanh ngang dưới hạ xuống, nhờ vậy các cánh gầu 4 há ra (trạng thái I). Sau đó hạ gầu xuống chỗ vật liệu cần xúc bằng cách mở đồng thời cả hai cơ cấu (trạng thái II).
Muôn xúc, cần hãm cơ cấu I (buông lỏng cáp) và mở cơ cấu II theo chiều nâng. Gầu xúc được là nhờ lực căng cáp 7 (trạng thái III). Vật liệu vận chuyển càng nặng và hạt càng lớn thì trọng lượng gầu cũng phải càng nặng, lực khép gầu cũng phải càng lớn. Vì lực căng cáp 7 không thể lớn hơn trọng lượng gầu nên phần nhiều ta không trực tiếp nôi cáp với thanh ngang dưới, mà nối qua palăng. Bội suất palăng lấy tương đương với trọng lượng thể tích và độ to nhỏ của vật liệu.
Sau khi đóng gầu, mở cơ cấu I theo chiều nâng cùng với cơ cấu II. Quá trình nâng được’ tiến hành nhờ hai cơ cấu làm việc song song cùng tốc độ. (trạng thái IV).
Muôn đổ vật liệu ra, ta mở cơ cấu II theo chiều hạ vật (cơ cấu I lúc này bị hãm), nhờ vậy thanh ngang dưới 6 hạ xuống, các hàm mở ra và vật liệu đổ ra qua khoảng không giữa hai mép gầu. Gầu mở như thế được đưa về chỗ xúc để bắt dầu chu kỳ tiếp theo, (trở về trạng thái I).
Mặc dù trọng lượng bản thân gầu ngoạm lớn (phần nhiều không nhỏ hơn vật liệu xúc) và phải điều khiển Ĩ1Ó bằng hai cơ cấu nâng, hệ thống gầu ngoạm này rất được phổ biến vì năng suất cao khi vận chuyển vật liệu thể vụn.
Cần trục gầu ngoạm trong trường hợp cần thiết có thể thay đổi thiết bị để nâng các vật thể khôi. Song việc tháo gầu và treo móc vào cáp đòi hỏi khá nhiều thì giờ. Vì vậy trong trường hợp yêu cầu của sản xuất, cần trục phải làm việc luân phiên với vật liệu thể khối và thể vụn thì dùng loại gầu một cáp, treo trực tiếp vào móc tiện lợi hơn.
Hình 2.16: là sơ đồ nguyên tắc của gầu một cáp. Ở đây ta thấy cả hai thanh ngang trên 2 và thanh ngang dưới 8 đều không treo trực tiếp vào cáp của cơ cấu nâng. Thanh ngang trên và dưới nối với cáp qua hệ thống đóng mở đặc biệt, nhờ nó mà gầu mở treo trên thanh ngang trên và tựa vào đầu gàu 6, gầu đóng treo trên thanh ngang dưới bằng khóa 7.
Gầu một cáp làm việc như sau: gầu mở hạ xuống chỗ vật liệu cần vận chuyển, móc treo tiếp tục hạ cho đến khi ngạnh khóa móc ăn khớp với thanh ngang dưới. Sau đó mở cơ cấu theo chiều nâng, gầu đóng lại và vật liệu được xúc vào, hoàn toàn giống như ở gầu hai cáp. Khi gầu đầy và vận chuyển, gầu được treo trên thanh ngang dưới.

Hình 2.16: là sơ đồ nguyên tắc của gầu một cáp

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top