Nhiệm vụ, quyền hạng và phương thức hoạt động của An toàn vệ sinh viên

Không phải tất cả cơ sở có sử dụng lao động đều phải thành lập mạng lưới an toàn – vệ sinh viên. Riêng mỗi khoa, phòng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tổ sản xuất trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải có ít nhất 01 an toàn – vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc.

Nhiệm vụ và quyền hạn của an toàn vệ sinh viên

  • An toàn vệ sinh viên được người lao động trong tổ bầu ra) Người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở phối họp xét chọn an toàn vệ sinh viên và người sử dụng lao động ra quyết định công nhận. Theo quy định của pháp luật, an toàn – vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc người đại diện tập thể người lao động, trên cơ sở “Quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn – vệ sinh viên” do người sử dụng lao động ban hành. An toàn vệ sinh viên có quyền hạn và nhiệm vụ:
  • Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, phòng, khoa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn – vệ sinh lao động, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nhắc nhở tổ trưởng, trưởng phòng, trưởng khoa chấp hành các quy định về an toàn – vệ sinh lao động;
  • Giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy trình, nội quy an toàn – vệ sinh lao động, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về an toàn – vệ sinh lao động của người lao động trong tổ, phòng, khoa; phát hiện những trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị;
  • Tham gia xây dựng kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động, các biện pháp, phương án làm việc an toàn – vệ sinh lao động trong phạm vi tổ, phòng, khoa; tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người lao động mới đến làm việc ở tổ, phòng, khoa;
  • Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn – vệ sinh lao động và khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị và nơi làm việc;
  • Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an toàn – vệ sinh viên; riêng đối với an toàn – vệ sinh viên trong tổ sản xuất được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ đó và được hưởng phụ cấp trách nhiệm như tổ trưởng sản xuất;
  • Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cổ, tai nạn lao động;
  • Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động do công đoàn và người sử dụng lao động phối hợp tổ chức.

Phương pháp hoạt động của an toàn vệ sinh viên

  • Phải kiên trì thuyết phục để thường xuyên tác động vào đối tượng vận động nhằm xây dựng ý thức tự giác của mọi người trong công tác bảo hộ lao động.
  • Phải kiên quyết khi cần thiết nếu NLĐ vi phạm nghiêm trọng quy trình, quy phạm an toàn.
  • Luôn luôn quan hệ chặt chẽ với cán bộ ATVSLĐ của đơn vị.
  • Đi sâu sát người lao động, bám sát hiện trường nơi làm việc.
  • Thực hiện thường xuyên, liên tục các nhiệm vụ được giao.
  • Mạnh dạn và cương quyết đấu tranh với những hành vi vi phạm các quy định ATVSLĐ; phát hiện nhanh chỏng, kịp thời những hiện tượng mất an toàn trong sản xuất của tổ để kiến nghị với người quản lý.
  • Gương mẫu trong việc thực hiện các quy định an toàn, vệ sinh lao động, các quy trình, quy phạm…
  • Tuyên truyền, vận động thuyết phục công nhân lao động thực hiện công tác bảo hộ lao động; lắng nghe ý kiến, kiến nghị của mọi người về công tác bảo hộ lao động.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top