Phân loại phòng lạnh – hệ thống lạnh – ga lạnh

PHÂN LOẠI PHÒNG LẠNH

Phòng lạnh là các loại không gian được làm lạnh hoặc điều hoà không khí (buồng, cabin, kho) được làm lạnh nhân tạo bằng máy lạnh trong đó có hoặc không có người làm việc hoặc sinh hoạt. Mức độ an toàn của các hệ thống lạnh được xem xét dựa trên địa điểm, số người và các loại phòng lạnh khác nhau.

Bảng 2.1 giới thiệu các loại phòng lạnh theo quy định của ISO 5149 : 1993 (TCVN 6104 : 1996).

phân loại theo phòn lạnh

– Nơi có từ hai loại không gian làm lạnh trở lên cần phải áp dụng yêu cầu an toàn chung của không gian có yêu cầu chặt chẽ hơn. Trong các trường hợp có các không gian làm lạnh riêng biệt, ngăn cách bằng các vách ngăn, sàn, trần riêng rẽ thì phải áp dụng các yêu cầu riêng biệt cho từng không gian làm lạnh.

– Phải quan tâm thích đáng đến an toàn nhà cửa, tài sản và người ở các không gian liền kề với trạm lạnh đã lắp đặt

PHÂN LOẠI HỆ THỐNG LẠNH

Bảng 2.2 giới thiệu cách phân loại hệ thống lạnh hoặc bơm nhiệt để làm lạnh hoặc sưởi ấm phòng theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp.

phân loại các hệ thống lạnh - hình 1 phân loại các hệ thống lạnh - hình 2

Hệ thống trực tiếp

Bộ bốc hơi (hay ngưng tụ) của hệ thống lạnh truyền lạnh (nhiệt) trực tiếp cho không khí trong phòng hay sản phẩm.

Hệ thống gián tiếp

Bộ bốc hơi (hay ngưng tụ) của hệ thống lạnh đặt ở ngoài phòng. Việc chuyển tải lạnh (hoặc nhiệt) vào trong phòng phải nhờ tới vòng tuần hoàn chất tải lạnh (hoặc tải nhiệt). Vòng tuần hoàn gồm bơm, hệ đường ống phù hợp và các thiết bị trao đổi nhiệt như dàn ống xoắn hoặc dàn phun.

Hệ thống gián tiếp hở

Bộ bốc hơi (hoặc ngưng tụ) truyền lạnh (nhiệt) cho chất tải lạnh (tải nhiệt). Chất tải lạnh (tải nhiệt) này sẽ truyền lạnh (nhiệt) cho phòng nhờ dàn phun.

Hệ thống gián tiếp hở có thông hơi

Hệ thống gián tiếp hở có thông hoi giống hệ thống gián tiếp hở, tuy nhiên có điểm khác là bộ bốc hơi (ngưng tụ) được đãt trong một thùng hở hoặc được thông hơi một cách thích hợp, có hiệu quả.

Hệ thống gỉán tiếp kín

Bộ bốc hơi (hoặc ngưng tụ) truyền íạnh (nhiệt) cho phòng qua một vòng tuần hoàn chất tải lạnh (nhiệt) khép kín. Để bù sự dãn nở của chất lỏng do nhiệt, cần có 1 bình dãn nở đặt trên cao.

Hệ thống gián tiếp kín có thông hơi

Hệ thống này giống hệ thống gián tiếp kín, với khác biệt là bộ bốc hơi (hoặc ngưng tụ) được bố trí trong 1 thùng hở hoặc được thông hơi một cách thích hợp, có hiệu quả.

Hệ thống gián tiếp kép

Hệ thống gián tiếp kép có 2 vòng tuần hoàn chất tải lạnh (tải nhiệt). Vòng thứ nhất là kiểu giáĩl tiếp kín có thông hơi và vòng thứ 2 là kiểu gián tiếp hở.

PHÂN LOẠI GA LẠNH THEO ISO 5149 – 1993 (TCVN 6104- 1996)

Tùy theo đạc tính cháy, nổ ga lạnh đuợc phân thành 3 nhóm :

Nhóm 1 : Các ga lạnh không cháy, không gây nổ và không độc hại đáng kể tới sức khỏe con người,

Nhóm 2. Các ga lạnh bắt cháy nhưng giới hạn cháy nổ dưới không nhỏ hơn 3,5% theo thể tích khi hổn hợp với không khí, đồng thời các ga lạnh này cũng có tính độc hại và ăn mòn.

Nhóm 3. Các ga lạnh có giới hạn cháy nổ dưới nhỏ hơn 3,5% theo thể tích khi hỗn hợp với không khí. Nhóm này không có quy định vé độc tính.

Tiêu chuẩn về an toàn của Mỹ ANSI – ASHRAE15 – 1992 chia ga lạnh ra 6 nhóm : Nhóm 1 không cháy ; nhóm 2 giới hạn cháy nổ > 3,5% ; nhóm 3 giới hạn cháy nổ < 3}5% ; nhóm A không độc hại và nhóm B là độc hại và ăn mòn. Như vậy kết hợp ta có 6 nhóm Al, Bl, A2, B2 và A3, B3 (xem tiêu chuẩn Mỹ…) – Bảng 2.3 giới thiệu một số ga lạnh được phân theo nhóm an toàn.

Bảng 2.3. MỘT SỐ GA LẠNH PHẲN THEO NHÓM AN TOÀN

phân loại theo ga lạnh hình 1 phân loại theo ga lạnh hình 2

(1) Giới hạn thực tế của nhóm 1 nhỏ hơn 1 /2 giới han gây ngạt do thiếu dưỡng khí. Giới hạn này còn 2/3 ò độ cao 2000m và 1/3 ở độ cao 3500m trên mực nước biển.

Ga lạnh nhóm 1

Ga lạnh nhóm 1 là loại ga lạnh không cháy. Một số chất trước đầy còn dược sử dụng làm chất dập lửa để chữa cháy. Phần lớn các loại ga nhóm 1 cũng không độc hại cho cơ thể nên lượng nạp thực tế của hệ thống thường thấp hom nhiều so với lượng nạp cho phép. Bảng 2.4 giới thiệu lượng nạp cho phép theo thể tích phòng của nhóm 1.

Bảng 2.4. LƯỢNG NẠP TỐI ĐA CHO PHÉP THEO THỂ TÍCH PHÒNG CỦA GA LẠNH NHÓM 1, kg/m3

phân loại theo ga lạnh hình 3

(1) Nồng độ giới hạn thực tế cho nhóm 1 bằng 1/2 giới hạn gây ngạt do thiếu dưỡng khí. Nồng độ giới hạn này còn 2/3 ở độ cao 2000m và còn 1/3 ỏ độ cao 3500m trẽn mặt nước biển.

Ví dụ 2.1. Cho biết 1 phòng điều hoà có thể tích 72m3 (Dài 4 X Rộng 5 X Cao 3,6m) sử dụng máy điều hoà 2 cụm R22, năng suất lạnh 12000 Btu/h (= 1 tấn lạnh = 3516kW), lượng nạp 1 kg R22. Hỏi lượng nạp tối đa cho phép là bao nhiẻu ? Lượng nạp của máy điểu hoà có đáp ứng yêu cầu hay không ?

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top