Quy định, nội quy an toàn khi hàn điện mà bạn phải biết
Nội dung dưới đây sẽ trình bày các vấn đề sau đây:
- Thợ hàn cần hội tụ các điều kiện gì để đảm bảo an toàn lao động.
- Các mối ngu hiểm dễ xảy ra khi hàn.
- Các công việc hàn có nguy cơ mất an toàn cao.
- Các biện pháp phòng tránh.
- Trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân khi xảy ra mất an toàn lao động khi hàn điện.
Các vấn đề cơ bản cần biết về hàn điện
– Hàn hoặc thao tác với máy hàn phải là những người có chứng chỉ hàn hợp lệ hoặc có bằng thợ hàn.
– Những người đã qua lớp đào tạo nghề hàn cơ bản hoặc đã được đào tạo tại trường công nhân kỹ thuật nghề hàn trong mọi trường hợp không được phép thực hiện công việc hàn với nguy cơ mất an toàn cao.
– Người sử dụng lao động có nghĩa vụ tổ chức khám sức khỏe cho những công nhân hàn dưới 50 tuổi ít nhất mỗi 5 năm một lần, công nhân hàn trên 50 tuổi mỗi 3 năm một lần.
– Thợ hàn hoặc công nhân hàn phải được kiểm tra các quy định an toàn ít nhất 2 năm một lần.
– Chứng chỉ hàn sẽ mất hiệu lực trong trường hợp thiếu xác nhận đã kiểm tra các quy định an toàn (chứng chỉ) sau thời gian không quá hai năm, khi người thợ hàn yếu sức khỏe hoặc người sử dụng lao động không đóng dấu xác nhận (cho phép thực hiện công việc hàn), hoặc khi người lao động đã nghỉ hưu.
Các nguy cơ mất an toàn khi hàn điện
– Trước khi bắt đầu công việc hàn (ngoài công việc được tiến hành tại nơi làm việc đã được phê duyệt) phải đánh giá xem trong khu vực hàn, cũng như khu vực tiếp giáp (trên, dưới, bên cạnh) không có các mối nguy xảy ra.
– Trong không gian kín không được phép sử dụng biến áp hạ thế từ 220V xuống 24V (ví dụ, đèn chiếu sáng di động, máy mài hoặc máy khoan cầm tay).
– Phải quan tâm đặc biệt đến những công việc có nguy cơ mất an toàn cao ngoài những công việc khác, mà chúng có thể gia tăng nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, gây tổn hại vĩnh viễn đến sức khỏe, nguy hiểm cháy, nổ.
– Công việc hàn với sự mất an toàn cao, ngoài những công việc khác, là khi làm việc trong môi trường ẩm, ướt hoặc nóng, ở đó độ ẩm hoặc mồ hôi làm giảm đáng kể điện trở của da của cơ thể con người.
– Công việc hàn với sự mất an toàn cao, ngoài những công việc khác, là khi làm việc trong không gian kín và hạn chế.
– Phải có người trực gác lửa khi hàn với nguy cơ cháy, nổ cao.
– Đảm bảo thông gió tốt không gian kín và chật chội khi thực hiện công việc hàn, nhằm giảm thiểu tối đa nồng độ các chất gây ô nhiễm và để thông thoáng khu vực hàn.
– Công nhân trực gác lửa khi hàn trong không gian kín có nhiệm vụ giám sát và duy trì không gian an toàn, liên tục giám sát các hoạt động của thợ hàn và sẵn sàng ứng cứu sự cố khi có nguy cơ cháy nổ xảy ra.
– Khi hàn với nguy cơ bị ngộ độc hoặc ngạt thở cao phải có ít nhất một thợ hàn và một nhân viên trực gác lửa khác.
– Khi hàn các thùng chứa đã được sử dụng để chứa các chất mà không biết trước, thợ hàn phải thực hiện các công việc giống như khi hàn bình có chứa chất nguy hiểm.
– Để tránh xảy ra cháy trong khu vực hàn và các khu vực lân cận, các chất cháy nổ và vật liệu dễ cháy phải được loại bỏ hoặc được che phủ bởi các vật liệu không cháy và thông gió vị trí làm việc để đảm bảo độ an toàn cho phép.
– Vị trí hàn và các khu vực lân cận sau khi kết thúc công việc hàn với nguy cơ mất an toàn cao cần phải được kiểm tra sau thời gian làm mát lần cuối và tiến hành công việc hàn lại sau ít nhất 8 giờ.
– Khi hàn với mối nguy cơ ngất ngạt hoặc ngộ độc cao mà không thể đảm bảo bằng các biện pháp an toàn cần thiết, phải cung cấp cho thợ hàn không khí sạch từ ngoài vào.
– Vị trí hàn và khu vực liền kề, tức là khu vực trên, dưới và bên cạnh khu vực hàn trước khi bắt đầu công việc hàn phải kiểm tra xem có vật liệu dễ cháy và dễ bắt lửa, nếu có phải loại bỏ.
– Thợ hàn trước khi bắt đầu công việc tại vị trí làm việc phải tiến hành kiểm tra ngoài đường hàn tất cả các lỗ và các ống dẫn trong tất cả các bức tường, trần và sàn nhà vào các khu vực lân cận, bao gồm các ống năng lượng, đầu cuối không kín của đường ống hàn và khả năng truyền nhiệt bởi kết cấu hàn thông qua các bức tường, sàn hoặc trần.
– Thợ hàn khi làm việc với nguy cơ bị điện giật cao, đặc biệt là trong khu vực không gian kín và không gian liền kề, không được phép mặc quần áo có trong người các vật bằng kim loại tiếp xúc với cơ thể con người và phải có sàn cách điện.
– Trong khu vực có nguy cơ bị điện giật cao, nếu bằng các biện pháp kỹ thuật mà vẫn không thể đặt máy hàn ngoài khu vực này, có thể cho phép thực hiện công việc hàn điện, nhưng các biện pháp an toàn bổ sung phải được bảo đảm bằng một văn bản.
– Khi hàn trong thùng kín cần phải sử dụng các tấm lót cách nhiệt và cách điện để tránh sự tiếp xúc các bộ phận cơ thể của thợ hàn với phần kim loại.
– Khi hàn trong thùng kín tuyệt đối cấm hàn bằng dòng điện xoay chiều.
– Khi hàn có nguy cơ cháy, nổ cao việc tắt mở máy hàn hoặc mạch hàn phải được thực hiện bởi công nhân khác (người trực gác lửa) không có mặt ở trong khu vực hàn theo đúng quy định đối với thợ hàn trước khi xác định vị trí làm việc và sẵn sàng hàn.
– Trước khi thợ hàn vào một không gian kín hoặc không gian hẹp, phải tiến hành kiểm tra sự cách điện hoàn toàn của các dây hàn và các mối kết nối nằm trong không gian này.
Quy trình làm việc với những nguy cơ mất an toàn
– Các công việc với nguy cơ mất an toàn cao được thực hiện trên cơ sở lệnh sản xuất bằng văn bản của người có thẩm quyền và chỉ được thực hiện sau khi trong đó đã có các biện pháp an toàn bổ sung
– Hàn ở các vị trí có nguy cơ cháy cao được thực hiện sau khi có lệnh sản xuất của người có thẩm quyền mà trong đó đã có các biện pháp an toàn bổ sung.
– Công việc hàn với sự mất an toàn cao được bắt đầu sau khi đã thực hiện các biện pháp an toàn bổ sung theo lệnh sản xuất bằng văn bản, được ban hành bởi người có thẩm quyền.
– Người có thẩm quyền chịu trách nhiệm về việc ban hành lệnh sản xuất bằng văn bản đối với công việc hàn có nguy cơ mất an toàn cao.
– Người có thẩm quyền chịu trách nhiệm ban hành các biện pháp an toàn bổ sung đối với công việc hàn có nguy cơ mất an toàn cao.
– Các biện pháp an toàn trong lệnh sản xuất được xây dựng bởi những lao động có chuyên môn trong lĩnh vực liên quan (kỹ thuật viên an toàn, kỹ thuật viên phòng chống cháy nổ, kỹ thuật viên điện hoặc thợ điện).
– Một phần thiết yếu của một lệnh sản xuất bằng văn bản đối với công việc hàn có nguy cơ mất an toàn cao là việc giới hạn thời gian làm việc và phân công các nhân viên giám sát an toàn.
– Việc cho phép bắt đầu công việc hàn và kiểm soát các biện pháp an toàn bổ sung khi hàn với nguy cơ mất an toàn cao được thực hiện bởi người có thẩm quyền.
Những lưu ý đối với máy hàn điện
– Thợ hàn khi di chuyển máy hàn điện trong mọi trường hợp đều phải ngắt kết nối dây điện từ các nguồn cung cấp năng lượng.
– Các máy hàn chỉ được làm vệ sinh trong quá trình kiểm tra định kỳ, theo quy định của nhà sản xuất máy hàn.
– Thợ hàn làm việc tại các bãi trống phải bảo vệ máy hàn chống lại ảnh hưởng của khí quyển, chủ yếu là mưa.
– Vị trí để đặt máy hàn khi không sử dụng phải khô và ít bụi.
– Thiết bị hàn được cất giữ liên tục sáu tháng, trước khi đưa vào tiếp tục sử dụng phải được kiểm tra bởi kỹ thuật viên bảo trì điện.
– Thợ hàn trước khi đưa máy hàn vào sử dụng còn phải kiểm tra việc đấu dây hàn càng gần vị trí hàn càng tốt.
– Máy hàn điện khi sử dụng hoặc cất giữ trong môi trường bụi bặm hoặc ẩm ướt phải được kiểm tra mỗi tháng một lần.
– Ngắt kết nối thiết bị hàn điện khi di chuyển được thực hiện bằng cách tắt công tắc chính.
– Thợ hàn chỉ có thể sử dụng máy hàn theo đúng chỉ định của nhà sản xuất đối với phương pháp sử dụng định trước, phù hợp với quy định về an toàn đã được chính thức phê duyệt và duy trì theo quy định.
– Khi công việc bị gián đoạn tạm thời, thợ hàn phải tắt nguồn máy hàn hoặc có biện pháp phòng chống việc sử dụng trái phép.
– Khi thợ hàn nhận thấy máy hàn đe dọa đến sức khỏe hoặc sự sống của người lao động, thiết bị phải được ngừng hoạt động và có biện pháp đảm bảo chống lại việc sử dụng.
– Bảo trì máy hàn được thực hiện bởi thợ chuyên nghiệp trong điều kiện cho phép theo hướng dẫn bảo trì, vận hành và sửa chữa.
– Sửa chữa máy hàn được thực hiện bởi thợ chuyên nghiệp trong điều kiện cho phép theo hướng dẫn bảo trì, vận hành và sửa chữa.
– Làm vệ sinh máy hàn được thực hiện bởi người thợ theo hướng dẫn bảo trì, vận hành và sửa chữa, thường là trong quá trình kiểm tra định kỳ.
– Thợ hàn trong quá trình làm việc tại vị trí hàn phải tắt máy hàn khi nối dây hàn với thiết bị đầu cuối.
– Thợ hàn phải thực hiện các biện pháp đề phòng việc mở nguồn máy hàn do những người lạ khi xử lý các thiết bị đầu cuối của máy hàn.
– Khi hàn ở những vị trí tương ứng có sử dụng nhiều máy hàn điện, đối với mỗi máy hàn phải có một nguồn riêng, việc điều khiển, cáp nối và dây hàn phải được phân biệt rõ ràng.
– Khi hàn bằng dòng điện một chiều trên một vật hàn có sử dụng nhiều máy hàn, thiết bị hàn phải có sự phân cực tương tự đối với các vật hàn.
– Nhiều nguồn điện hàn với cường độ dòng điện khác nhau không được phép kết nối với một vật hàn để giữa hai máy hàn không xảy ra tổng điện áp nguy hiểm lớn hơn giá trị điện áp của nguồn với điện thế không tải lớn nhất.
– Khi nối đồng thời máy hàn sử dụng nguồn điện một chiều (DC) và máy hàn sử dụng nguồn điện xoay chiều (AC) với một kìm hàn, có thể hàn riêng bằng cách chỉ sử dụng một nguồn điện và các nguồn khác được tắt hoặc ngắt kết nối từ kìm hàn.
– Thợ hàn phải đảm bảo tắt máy hàn hoặc ngắt kết nối với nguồn điện khi rời khỏi vị trí làm việc.
– Thiết bị để hàn điện chỉ được kết nối với ổ cắm chỉ định hoặc bởi người vận hành thẩm tra.
– Thợ hàn có nghĩa vụ thường xuyên kiểm tra để mạch điện không được kết nối với các dây hàn trước khi cắm phích cắm vào ổ điện.
– Thợ hàn có nghĩa vụ thường xuyên kiểm tra máy hàn điện đã được tắt trước khi cắm phích cắm vào ổ điện.
– Thợ hàn có nghĩa vụ thường xuyên kiểm tra việc siết chặt các đầu dây của thiết bị đầu cuối trước khi cắm phích cắm vào ổ điện.
– Thợ hàn có nghĩa vụ thường xuyên kiểm tra để mạch điện không được kết nối trực tiếp với vỏ máy hàn trước khi cắm phích cắm vào ổ điện.
– Thợ hàn phải kiểm tra sự cách điện của kìm hàn trước khi đưa vào sử dụng.
– Kìm hàn quá nóng không khi nào được làm nguội bằng cách ngâm vào nước.
– Thợ hàn tại vị trí hàn chỉ có thể thay que hàn ở kìm hàn khi vẫn sử dụng găng tay hàn khô và không bị hư hỏng.
– Thợ hàn phải để kìm hàn trên tấm cách điện hoặc trên giá cách điện.
Chú ý đối với dây dẫn
-Kích thước của dòng hàn, mà qua đó chúng ta có thể gây tải lên dây dẫn đã được bọc cách điện bằng cao su phụ thuộc vào tiết diện của dây dẫn, vào tải cho phép bởi dòng hàn và nhiệt độ xung quanh.
– Nhiệt độ hoạt động tối đa của dây hàn được bọc cách điện bằng cao su là 60°C.
– Thợ hàn khi hàn không được phép quấn dây hàn xung quanh cơ thể.
– Thợ hàn phải kiểm tra dây hàn hàng ngày trước khi bắt đầu công việc.
– Nếu khi kiểm tra dây hàn thợ hàn phát hiện thấy dây hàn cách điện bị hư hỏng nhìn thấy được, dây hàn bị hư hỏng không được phép sử dụng, phải đưa cho thợ chuyên nghiệp sửa chữa.
– Khi kết nối thiết bị làm việc với vật hàn, chỉ được sử dụng dây hàn đúng quy định tương ứng với dòng hàn.
– Bề mặt tiếp xúc của cáp hàn và các thiết bị đầu cuối phải có tính dẫn điện.
– Kết nối dây dẫn với các thiết bị đầu cuối của máy hàn phải được thực hiện đảm bảo ngăn ngừa sự tiếp xúc ngẫu nhiên với thiết bị đầu cuối của máy hàn.
– Thiết bị đầu cuối để kết nối với các dây hàn phải được đấu chắc chắn càng gần điểm hàn càng tốt.
– Thợ hàn khi hàn với nguy cơ mất an toàn do điện giật cao chỉ có thể thay que hàn khi đã ngắt nguồn điện hoặc sử dụng găng tay.
– Thợ hàn có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra sự an toàn của lớp cách điện của dây dẫn và dây hàn trước khi cắm phích cắm vào ổ điện.
– Thợ hàn có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra sự an toàn của ổ cắm, phích cắm và máy hàn trước khi cắm phích cắm vào ổ điện.
– Dây hàn phải có lớp cách điện còn nguyên vẹn, tiết diện phải phù hợp với kích thước của dòng hàn và chiều dài dây hàn.
– Dây hàn đang sử dụng phải được cất giữ đảm bảo loại trừ được khả năng hư hỏng do uốn gập, do các đối tượng khác, do phương tiện vận tải và do ảnh hưởng của quá trình hàn.
– Nếu như cần thiết phải sử dụng dây hàn dài hơn giới hạn chiều dài của nó, phải sử dụng dây hàn có tiết diện lớn.
– Sửa chữa các hư hỏng nhìn thấy được của dây hàn được xác định bởi thợ hàn khi kiểm tra hàng ngày trước khi bắt đầu công việc là trách nhiệm của thợ chuyên môn (chuyên gia).
– Nếu như trong phạm vi của thợ hàn và máy hàn của họ là những vật thể bằng kim loại, sự dẫn điện phải được kết nối với vật hàn hoặc phải tránh khả năng tiếp xúc dẫn điện.
– Dây dẫn dòng hàn với vật hàn phải được gắn kết với điểm hàn càng gần càng tốt hoặc với bàn hàn bằng kim loại.
– Khi kết nối vật hàn với thiết bị bảo vệ đầu cuối của mạng điện dây bảo vệ cần phải có tiết diện tương tự hoặc lớn hơn so với dây hàn.
– Điều kiện để nối dây hàn với máy hàn là khi nối cần phải tắt nguồn dòng hàn.
– Điều kiện để nối dây hàn với vật hàn là khi nối phải tắt nguồn dòng hàn.
– Nối dây hàn với thiết bị đầu cuối của máy hàn phải được thực hiện để ngăn chặn những sự tiếp xúc vô tình hoặc vô ý của người lạ với các thiết bị đầu cuối của máy hàn.
Nguy cơ bị điện giật
– Điện áp không tải tối đa cho phép đối với máy hàn điện dòng điện một chiều (DC) là 113V.
– Nguy cơ điện giật từ điện áp không tải (tối đa 113V) đối với máy hàn DC được sử dụng trong các khu vực bình thường có thể là nguyên nhân gây nên điện giật.
– Điện áp không tải tối đa cho phép đối với máy hàn điện dòng điện xoay chiều (AC) là 80V.
– Nguy cơ điện giật từ điện áp không tải (tối đa 80V) đối với máy hàn AC được sử dụng trong các khu vực bình thường có thể là nguyên nhân gây nên điện giật.
– Giá trị dòng điện một chiều an toàn là 25mA.
– Giá trị dòng điện xoay chiều an toàn là 10mA.
– Các khu vực có nguy cơ bị điện giật được xem là bình thường là những khu vực với môi trường bình thường, lạnh hoặc với độ ẩm không đáng kể.
– Các khu vực có nguy cơ bị điện giật được coi là nguy hiểm là những khu vực với môi trường ngoài trời, với độ ẩm tương đối lớn hơn 15%, nóng với độ rung trung bình hoặc với bụi dẫn điện.
– Các khu vực có nguy cơ bị điện giật được coi là nguy hiểm là những khu vực với môi trường xung quanh dẫn điện, môi trường nóng hoặc có bụi dẫn điện.
– Các khu vực có nguy cơ bị điện giật được coi là nguy hiểm là những khu vực với môi trường có bụi dẫn điện, độ rung trung bình với độ ẩm tương đối lớn hơn 15%.
– Các khu vực có nguy cơ bị điện giật được coi là nguy hiểm là những khu vực với môi trường ẩm và các khoang bằng kim loại kín.
Khu vực hàn điện
– Đối với các vị trí hàn chúng ta cần xem xét các khu vực hạn chế để hàn lâu dài hoặc hàn tạm thời.
– Đối với một thợ hàn khi thực hiện công việc hàn bằng tay liên tục cần phải bảo đảm thể tích khu vực làm việc tối thiểu là 15m3.
– Đối với một thợ hàn khi thực hiện công việc hàn bằng tay liên tục cần phải bảo đảm diện tích sàn làm việc tối thiểu là 2m2.
– Chiều cao vách cabin tối thiểu là 2m được làm từ vật liệu không cháy hoặc khó bắt lửa.
– Giữa vách cabin và sàn phải có khoảng cách 0,15-0,20m để đưa không khí vào cabin.
– Sàn làm việc của vị trí hàn phải được làm từ vật liệu không cháy.
– Tại các vị trí mà công nhân thực hiện công việc hàn liên tục đối với kim loại nặng hay nhẹ hoặc hợp kim của chúng (ví dụ như chì, thủy ngân, cadmium, berylium, mangan, kẽm, crom và hợp chất của chúng…) phải đảm bảo tại nơi làm việc có thiết bị thông gió để thông khí.
– Các vị trí làm việc để hàn điện được đặt trong cabin có trang bị phương tiện bảo vệ thợ hàn và xung quanh vị trí hàn trước các mối nguy hiểm phát sinh có thể xảy ra trong khi hàn.
– Vách và trần tại vị trí hàn phải được điều chỉnh hình dạng và màu sắc càng nhiều càng tốt để giảm sự phản chiếu của bức xạ.
– Thông gió tự nhiên chỉ được cho phép tại các vị trí làm công việc hàn thường xuyên, hàn biến và hàn trong thời gian ngắn, nếu như thể tích khu vực làm việc của một thợ hàn là hơn 100m3 và không có khí độc.
– Thợ hàn tại nơi làm việc trước khi bắt đầu hàn phải kiểm tra xem tại vị trí hàn không có các chất dễ cháy.
– Thợ hàn tại nơi làm việc và khu vực xung quanh trước khi bắt đầu hàn phải mang mặc đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.
– Thợ hàn chịu trách nhiệm lắp đặt các tấm chắn để ngăn ngừa bức xạ.
– Tấm chắn ngăn ngừa bức xạ phải được chế tạo từ vật liệu không cháy hoặc chất liệu khó bắt lửa.
– Chai chứa khí nén tại vị trí thực hiện công việc hàn điện không được để dây hàn quấn xung quanh.
– Tại vị trí hàn điện có sử dụng nhiều máy hàn, trong trường hợp có sự cố xảy ra, cần phải nhanh chóng ngắt nguồn điện của máy hàn gây ra sự cố.
– Gần khu vực hàn điện không được để vật liệu dễ cháy, nổ, các chất liệu có hại đến sức khỏe.
Phòng tránh tai nạn đối với thợ hàn
– Tai nạn do văng bắn kim loại nóng chảy và xỉ hàn được ngăn chặn bởi các phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định đối với phương pháp hàn đã xác định.
– Ngăn ngừa tác hại của bức xạ đối với khu vực xung quanh vị trí làm việc được sử dụng các tấm chắn, màn che, rèm…
– Bảo vệ chống lại các chất gây ô nhiễm khi hàn được thực hiện bằng cách lắp đặt hệ thống thông gió để các chất ô nhiễm không đi qua khu vực hít thở của thợ hàn.
– Tại các khu vực có nguy cơ bị ngộ độc hoặc ngạt thở cao, ngoài những biện pháp phòng hộ an toàn đã thực hiện thợ hàn còn phải buộc dây bảo vệ mà một đầu dây phải được đưa ra bên ngoài.
– Thợ hàn có nghĩa vụ phải sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân khi hàn điện theo quy định và không sử dụng đồ bẩn có dính dầu, mỡ, hoặc các vật liệu dễ cháy khác.
– Người sử dụng lao động có nghĩa vụ cung cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho thợ hàn điện theo quy định và yêu cầu thợ hàn phải sử dụng chúng đồng thời kiểm tra việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân này.
– Khi có sự tích tụ các khí độc hại trong không gian kín và không gian hạn chế phải sử dụng thiết bị thông gió và cung cấp cấp khí sạch hoặc cung cấp sự điều hòa không khí đối với khu vực hít thở của thợ hàn.
– Tại vị trí hàn trong không gian kín và không gian hạn chế với nguy cơ ngộ độc và ngất ngạt không cho phép mang theo oxy.
– Thành phần bảo vệ cơ bản đối với thợ hàn khi hàn bằng phương pháp hàn điện là sử dụng kính an toàn rõ ràng khi gõ xỉ.
– Khi hàn điện trên cao phải thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa sự té ngã cao của thợ hàn, thậm chí cả trong trường hợp bị điện giật.
– Phin lọc bảo vệ hàn trên mũ bảo hiểm được lựa chọn theo phương pháp hàn và cường độ dòng hàn.
– Bảo vệ chống điện giật trong quá trình hàn điện được thực hiện bằng cách loại bỏ khả năng tiếp xúc của thợ hàn với các bộ phận trực tiếp của máy hàn và các dây hàn kết nối với máy hàn.
Sơ cấp cứu như thế nào khi bị điện giật
– Sốc nhẹ do điện giật mà không gây hậu quả nghiêm trọng: ngay lập tức được điều trị bởi nhân viên y tế.
– Cần phải tìm hiểu sự hiểu biết về sự sơ cứu ban đầu của tất cả mọi người tại nơi thực hiện công việc hàn điện.
– Trình tự: tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện, thực hiện hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim (cho đến khi nhân viên y tế có mặt), đồng thời báo ngay cho nhân viên y tế, báo cáo tai nạn.
– Thay thế phương pháp hô hấp nhân tạo: hà hơi thổi ngạt.
– Nếu bệnh nhân không thở được sau khi đã được tách ra khỏi nguồn điện – ngay lập tức thực hiện hô hấp nhân tạo, nếu như bắt không thấy mạch, thực hiện đồng thời xoa bóp tim.
Trên đây là bài giảng huấn luyện an toàn về an toàn hàn điện kèm theo các quy chuẩn, nội quy an toàn công việc hàn điện được cô đọng dễ hiểu. Mong rằng nó đã giúp ích cho các bạn phần nào và đem lại một chút giá trị gì đó trong việc đảm bảo an toàn lao động trong kỹ thuật hàn. Nếu có thắc mắc hay có các biện pháp gì khác tốt hơn quý độc giả vui lòng gửi đến antoanlatrenhet.com để chúng ta cùng nhau tạo ra các kiến thức bổ ích cho mọi người nhé.