Tổ chức và quản lý an toàn lao động trên công trường

Không như những phần khác trong cuốn sách chủ yếu dành cho các công nhân và đốc công, phần này nhằm mục đích nhắc nhở các nhà quản lý ở các cấp cao hơn về những nền tảng họ có thể tạo ra để có được một công trường an toàn và vệ sinh. Tuy nhiên, nó cũng đem lại những thông tin thiết yếu về một hệ thống quản lý an toàn cho công nhân và đốc công.

Việc cải thiện an toàn, vệ sinh và điều kiện lao động phụ thuộc trước hết vào sự  phối hợp hành động của mọi cá nhân và tổ chức, bao gồm cả Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động. Quản lý an toàn lao động liên quan đến tất cả các chức năng từ lập kế hoạch, xác định khu vực có vấn đề, điều phối, kiểm soát và giám sát các hoạt động an toàn lao động tại nơi làm việc…, nhằm mục đích phòng chống tai nạn và ốm đau (Hình 1). Phần lớn mọi người thường hiểu sai việc phòng chống tai nạn – đánh đồng giữa khái niệm “tai nạn” với “chấn thương”, dẫn tới việc quan niệm rằng sẽ không có tai nạn nghiêm trọng nếu không có chấn thương. Các nhà quản lý xày àựng rõ ràng có quan tâm đến chấn thương của công nhân, song họ nên quan tâm chủ yếu tới những điều kiện nguy hiểm có thể gây chấn thương – có nghĩa là quan tâm đến vấn đề “sự cố” hơn vấn đề “chấn thương”. Tại một công trường xây dựng thường có nhiều sự cố hơn là những chấn thương.

Một hành động nguy hiểm có thể đã được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần trước khi gây ra chấn thương, và việc ngăn ngừa mối hiểm hoạ tiểm tàng này chính là điều mà nhà quản lý phải cố gắng thực hiện. Không thể đến khi có sự thiệt hại về người hoặc vật chất rồi mới hành động.

to chuc va quan ly an toan lao dong tren cong truong

Vì vậy, quản lý an toàn lao động trên công trường có nghĩa là phải áp dụng những biện pháp an toàn trước khi có tai nạn và ốm đau xảy ra.

Quản lý an toàn lao động hiệu quả gồm cấc mục tiêu chính sau:

+ Tạo ra môi trường làm việc an toàn.

+ Tạo ra công việc an toàn.

+ Tạo ra ý thức về an toàn lao động trong công nhân.

1.1. Các chính sách về an toàn lao động

Người sử dụng lao động cần có những chính sách an toàn lao động được viết ra bằng văn bản trong đó quy định rõ những tiêu chuẩn về an toàn và vệ sinh lao động thể hiện những mục đích cần đạt được. Chính sách này cũng phải quy định rõ cán bộ điều hành cao cấp nào chịu trách nhiệm theo dõi việc thực hiện có kết quả các tiêu chuẩn đã đề ra, và cũng là người có thẩm quyên giao trách nhiệm cho cán bộ quản lý và đốc công ở mọi cấp và giám sát việc thực hiện của họ.

Một chính sách quản lý an toàn lao động cần giải quyết các vấn đề sau:

– Tổ chức đào tạo ở tất cả các cấp, đặc biệt chú ý đến các công nhân ở vị trí quan trọng như công nhân điều khiển máy nâng và công nhân lắp ráp các giàn giáo là những người nếu để xảy ra sai sót sẽ đặc biệt gây nguy hiểm tới những người khác;

– Các phương pháp làm việc an toàn cho những loại công việc nguy hiểm: người công nhân trước khi thực hiện những công việc nguy hiểm đó cần được chuẩn bị trước;

– Nghĩa vụ và trách nhiệm của đốc công và công nhân ở vị trí then chốt;

– Phổ biến các thông tin về an toàn và vệ sinh lao động cho mọi người;

– Thành lập hội đồng bảo hộ lao động;

– Lựa chọn và kiểm soát các nhà thầu phụ (nếu có).

1.2. Tổ chức an toàn lao động

Việc tổ chức an toàn lao động trên công trường xây dựng được xác định bởi quy mô công trường, hệ thống các công việc và phương thức tổ chức dự án. Các hồ sơ về an toàn và sức khoẻ cần được lưu giữ thuận tiện cho việc xác định và xử lý các vấn đề về an toàn và vệ sinh lao động trên công trường.

Trong các dự án xây dựng có sử dụng các nhà thầu phụ cần chỉ định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm và các biện pháp về an toàn lao động cần thiết cho đội ngũ lao động của nhà thầu phụ. Nó có thể bao gồm việc cung ứng và sử dụng các thiết bị an toàn, phương án thực thi nhiệm vụ một cách an toàn, thanh tra và sử dụng các công cụ thích hợp. Người chịu trách nhiệm tại công trường cần đảm bảo vật liệu, thiết bị và công cụ mang vào công trường phải đạt những tiêu chuẩn an toàn tối thiểu.

Tổ chức đào tạo ở tất cả các cấp, từ nhà quản lý, đốc công đến công nhăn. Các nhà thầu phụ và công nhân của họ cũng phải được huấn luyện chu đáo các thủ tục về an toàn lao động vì có thể nhóm công nhân làm công việc này lại có thể gây ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của nhóm khác.

Cần có hệ thống thông tin nhanh cho người quản lý công tnròng về những việc làm mất an toàn và những khiếm khuyết của máy móc, thiết bị.

Phân công đầy đủ nhiệm vụ về an toàn và vệ sinh lao động cho từng người cụ thể. Một số ví dụ về nhiệm vụ cần tiến hành có thể liệt kê như sau:

– Cung ứng, xây dựng và bảo trì các phương tiện an toàn như đường vào, lối đi bộ, rào chắn và phương tiện bảo vệ trên cao;

– Xây dựng và cài đặt hệ thống tín hiệu an toàn;

– Cung cấp các thiết bị an toàn đặc biệt cho mỗi loại hình công việc;

– Kiểm tra các thiết bị nâng như cần trục, thang máy và các chi tiết nãng như dây cáp, xích tải;

– Kiểm tra và hiệu chỉnh các phương tiện lên xuống như thang, giàn giáo;

– Kiểm tra và làm vệ sinh các phương tiện chăm sóc sức khoẻ như nhà vệ sinh, lều bạt và nơi phục vụ ăn uống (căng tin);

– Chuyển giao những phần có liên quan trong kế hoạch về an toàn lao động cho từng nhóm công tác;

– Kế hoạch cấp cứu và sơ tán.

Những điểm cần nhớ

Không thể thực thi kế hoạch hay chính sách về an toàn lao động nào nếu không giao nhiệm vụ cụ thể:

  • Cho một người cụ thể;
  • Thời điểm cụ thể để hoàn thành.

Chính sách và kế hoạch về an toàn phải được giao tới tận công nhân, vì chính kế hoạch đó là để đảm bảo an toàn cho họ.

1.2.1. Cán bộ Nhà quản lý an toàn, vệ sinh lao dộng

Công ty xây dựng ở quy mô nào cũng cần bổ nhiệm một hay nhiều cán bộ có trình độ chuyên môn, chịu trách nhiệm xúc tiến công tác an toàn và vệ sinh lao động. Người được bổ nhiệm phải có mối liên hệ trực tiếp với giám đốc điều hành của công ty.

Nhiệm vụ của người này bao gồm:

– Truyền đạt thông tin từ nhà quản lý đến công nhân, kể cả các công nhân của nhà thầu phụ;

– Tổ chức và tiến hành các chương trình huấn luyện an toàn lao động, kể cả việc huấn luyện cho tất cả các công nhân trên công trường;      *

– Điều tra và tổng hợp những tình huống, nguyên nhân gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, từ đó rút ra những biện pháp phòng ngừa;

– Tư vấn và góp ý về mặt kỹ thuật cho hội đồng bảo hộ lao động;

– Tham gia vào quá trình phác thảo kế hoạch.

Để thực hiện tốt các chức năng trên, cán bộ an toàn lao động cần có kiến thức về ngành xây dựng. Họ cần được đào tạo, chứng nhận và nếu có thể thì là thành viên của một cơ quan chuyên về an toàn và vệ sinh lao động đã được công nhận.

1.2.2. Các đốc công

Lập kế hoạch và tổ chức tốt cho mỗi nơi làm việc, phân nhiệm rõ ràng cho mỗi đốc công là cơ sở của an toàn lao động trong xây dựng. “Đốc công” ở đây có nghĩa là người giám sát trước nhất mà tại các công trường có thể có những cách gọi khác nhau như “theo dõi thi công”, “người có trách nhiệm”…

Đốc công cần có sự ủng hộ trực tiếp của người quản lý công trường và phải có khả năng để đảm bảo:

– Điều kiện lao động và các thiết bị phải an toàn;

– Tình trạng an toàn nơi làm việc thường xuyên được kiểm tra;

– Công nhân được đào tạo cập nhật về công việc họ sẽ phải làm;

Các biện pháp an toàn nơi làm việc được thực hiện:

– Những giải pháp tốt nhất được sử dụng vói nguồn lực và kỹ năng sẵn có;

– Các phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết có sẵn và được sử dụng.

1.2.3. Công nhân

Mỗi công nhân cần có ý thức và trách nhiệm về mặt đạo đức cũng như pháp lý là phải quan tâm một cách tối đa đến sự an toàn của bản thân và những người khác. Có rất nhiều cách để liên hệ trực tiếp người công nhân với điều kiện công trường, ví dụ:

“Hội ý nhóm” (Hình 2): Một cuộc họp ngắn khoảng 5-10 phút giữa đốc công và công nhân. Mặc dù mục đích của hội ý nhóm chủ yếu nhằm phổ biến công việc nhưng đây cũng là cơ hội để đốc công có thể nói chuyện về các vấn đề an toàn ỉao động và đưa ra những giải pháp để xử lý các tình huống có thể xảy ra. Cách này áp dụng khá đơn giản nhưng lại có thể phòng ngừa những tai nạn nghiêm trọng.

“Kiểm tra an toàn”: Kiểm tra điều kiện an toàn môi trường làm việc của công nhân trước khi bắt đầu làm việc giúp họ kịp thời sửa chữa, khắc phục những hiện tượng mất an toàn có thể gây nguy hiểm cho họ về sau.

1.3. Hội đồng bảo hộ lao động

Hội đồng bảo hộ lao động ở các công trường là tổ chức phối hợp và tư vấn về các hoạt động bảo hộ lao động ở công trường và để đảm bảo quyền được tham gia và kiểm tra giám sát về bảo hộ lao động của tổ chức công đoàn. Một hội đồng bảo hộ lao động mạnh là nhân tô’ quan trọng trong an toàn lao động. Số lượng thành viên của Hội đồng bảo hộ lao động tuỳ thuộc vào quy mô và điều kiện của công trường nhưng ít nhất cũng phải có đại diện của người sử dụng lao động và tổ chức công đoàn cơ sở, cán bộ làm công tác bảo hộ lao động, cán bộ y tế. Ở các doanh nghiệp lớn cần có thêm các thành viên là cán bộ kỹ thuật,…

Nhiệm vụ cơ bản của Hội đồng bảo hộ lao động bao gồm:

– Tham gia và tư vấn với người sử dụng lao động và phối hợp các hoạt động trong việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch bảo hộ lao động và các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp của doanh nghiệp;

– Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Hội đồng bảo hộ lao động tổ chức kiểm tra tình hình thực

hiện công tác bảo hộ lao động ở các phân xưởng sản xuất để có cơ sở tham gia vào kế hoạch và đánh giá tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động của doanh nghiệp. Trong kiểm tra nếu phátị hiện thấy các nguy cơ mất an toàn, có quyền yêu cầu người quản lý sản xuất thực hiện các biện, I pháp loại trừ nguy cơ đó.

– Ngoài ra, Hội đồng bảo hộ lao động cần xem xét các ý kiến đóng góp của công nhân, đặc  biệt là những an toàn viên; xem xét các báo cáo về tình hình an toàn lao động, các báo cáo về tai nạn lao động và ốm đau để đưa ra các giải pháp an toàn;

1.4. Các an toàn viên

Những cán bộ này do công nhân chỉ định, hoặc theo quy định của pháp luật, để đại diện cho công nhân giải quyết những vấn đề phát sinh về an toàn và vệ sinh lao động trên công trường. Họ cần phải là những công nhân đã có kinh nghiệm và có khả năng nhận biết tốt những mối nguy hiểm có thể có trên công trường và được liên tục đào tạo để có những kỹ năng kiểm tra và cách thức xử lý thông tin mới nhất. Chức năng của những cán bộ này là:

– Đại diện cho công nhân về những vấn để an toàn và vệ sinh lao động trước nhà quản lý;

– Tiến hành các cuộc kiểm tra định kỳ và có hệ thống trên công trường;

– Điều tra các vụ tai nạn cùng với nhà quản lý để xác định nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục;

– Đại diện cho công nhân làm việc với thanh tra nhà nước khi các đoàn thanh tra này tới làm việc tại công trường;

Các an toàn viên cần được tạo điều kiện thích đáng về thời gian để tham gia các khóa học đào tạo, tập huấn và để làm việc có hiệu quả. Khi làm công việc này, thu nhập của các cán bộ an toàn cần được giữ nguyên, không khấu trừ, vì lợi ích về an toàn và sức khoẻ của cả người sử dụng lao động và người lao động làm việc trên công trường.

1.5. Các tổ chức liên quan

1.5.1. Can thiệp của Chính phủ

Tại nhiều nước đã có các luật và văn bản pháp quy thể chế hoá những điều kiện làm việc trong ngành xây dựng. Những luật lệ và quy định này được thể hiện tại mọi xí nghiệp và được các thanh tra lao động tích cực tư vấn. Tuy nhiên, ngay cả tại những nước có môi trường pháp lý tốt nhất thì số thanh tra lao động cũng còn quá ít để có thể thường xuyên kiểm tra các công trường xây dựng, ngay cả khi đó là công việc duy nhất của họ.

1.5.2. Các hiệp ước quốc tế

Các luật lệ và quy định của mỗi quốc gia thường dựa trên những công ước, khuyến nghị thoả thuận, tuyên bố và các chương trình quốc tế được đưa ra bởi những tổ chức khác nhau của Liên hợp quốc, trong đó có Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Năm 1988, ILO đã đề ra Công ước về an toàn và vệ sinh trong xây dựng (No. 167) và kèm theo bản Khuyến nghị (No. 175). Các văn bản này đã cung cấp những cơ sở cho các luật, trong đó có những điều kiện về an toàn và vệ sinh lao động. Nội dung Công ước và Khuyến nghị này được nêu trong Phụ lục 2 của cuốn sách này.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top