Yêu cầu an toàn đối với giàn giáo giằng độc lập

Một giàn giáo độc lập có cấu tạo gồm một bộ khung có các thanh giằng ngang được bắt chặt hai đầu và vuông góc với những trụ chống. Các thanh giằng ngang đó có vị trí song song với bề mặt công trình, bên trên có kê một sàn công tác. Giàn giáo độc lập là giàn giáo dù không tựa vào công trình hay bất kỳ cấu trúc nào vẫn có khả năng tự đúng vững (Hình 11).

Trụ chống giàn giáo phải được kê trên nền rắn, chắc và có ván gỗ lót chân đế để phân tán áp lực lên trụ, chống lún cục bộ gây mất cân bằng. Không dùng các vật liệu dễ vỡ hoặc trượt như gạch hoặc đá vụn để đỡ chân giàn giáo.

Trụ chống giàn giáo cần được phân bố đều, được gia cố và tăng cứng vững bằng các thanh giằng. Để chịu lực tốt, nên bố trí thanh giằng hình chữ chi. Các đố đỡ sàn công tác của giàn giáo

gian dao doc lap

nên bố trí trên đỉnh giàn giáo. Cự ly theo phương ngang giữa các đố này phụ thuộc vào chiều dày loại ván làm sàn công tác và tải trọng đặt lên đó. Với loại ván dày 38mm thì chiều dài phần ván gối lên đố của sàn công tác phải từ 50mm đến 150mm. Không nên bố trí thừa giằng ngang và đố kê sàn công tác trên giàn giáo vì có thể gây nguy hiểm cho người hoặc xe cộ đi lại. Các thanh giằng giàn giáo có tác dụng ỉàm cứng vững giàn giáo và chống xô lệch. Thanh giằng nên đống chéo gốc từ gióng ngang nọ sang gióng ngang kia hoặc từ trụ nọ qua trụ kia. Cẩn bố trí thanh giằng song song hoặc lên cao dần theo hình dích dắc và nếu cần thiết phải tháo thanh giằng để lấy lối đi cho ngưòi hoặc vận chuyển vật liệu qua lại thì sau đó phải đóng lại ngay.

Liên kết

Giàn giáo phải được liên kết chắc chắn hoặc gắn chặt vào những vị trí phù hợp của công trình để chống dịch chuyển. Cần nhớ rằng sức gió tác động vào các giàn giáo bằng ván ghép sẽ lớn hơn nhiều và có thể làm dịch chuyển hoặc hất đổ giàn giáo nếu không được giằng chặt. Khi phải tháo dỡ thanh giằng theo yêu cầu thi công (chẳng hạn khi lắp kính, đánh bóng…), cần tháo lán lượt từng thanh giằng, cái trước lắp lại rồi mới tháo cái sau, sau đó có thể sẽ phải dùng kiểu liên kết khác. Nói chung, diện tích mặt cạnh giàn giáo trên một mối giằng chỉ nên lấy tối đa là 32m2 đối với giàn giáo thường và 25m2 đối với giàn giáo bằng ván ghép.

Sàn công tác và lối đi

Ván dùng làm nơi thi công trên giàn giáo (sàn công tác) cần phải đều đặn và có dạng hình vuông để chống dịch chuyển. Nên bố trí hai đố đỡ sàn công tác tại những nơi hai đầu ván tiếp giáp nhau và không nên để khoảng nhô tự do của đầu ván lớn hơn 4 lần chiều dày ván. Nếu khoảng tự do này quá lớn, ván sẽ dễ bị lật và nếu khoảng đó quá nhỏ (dưới 50mm) ván sẽ tụt xuống khi công nhân dẫm lên. Thông thường, mỗi ván cần 3 gối đô để chống uốn, võng. Khoảng không giữa mép sàn công tác và bề mặt công trình nên để càng nhỏ càng tốt. Chiều rộng sàn phải đủ cho các yêu cầu thi công và nên sử dụng các thổng số sau:

  • Không dưới 60cm nếu chỉ dùng làm chỗ đứng;
  • Không dưói 80cm nếu có chứa cả vật liệu;
  • Không dưới l,lm nếu dùng làm mễ kê một sàn công tác khác; Lối đi lại phải đủ đáp ứng yêu cầu sử dụng và nên theo phương ngang. Nếu là đường ndốc có độ dốc trên 20°, cần bố trí những tấm lát vuông góc với bề mặt đường dốc và giữa đường nên để một rãnh trống cho xe đẩy có thể qua lại. Cuối cùng, phải đề phòng gió lớn có thể thổi bay các tấm ván.

Lan can và tấm đỡ

Bố trí lan can và tấm đỡ tại mọi chỗ có thể bên trong giàn giáo phòng trường hợp công nhân rơi xuống từ độ cao trên 2m. Thành lan can phải cao từ 90cm – 115cm. Đặt tấm chắn cao hơn mặt sàn 15cm để vật liệu không thể tràn ra. Trường hợp vật liệu cao hơn thì thêm tấm đỡn hoặc dùng lưới chắn (Hình 12).

san cong tac co lan can

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top