Yêu cầu an toàn khi làm việc trên mái

Làm việc trên mái nhà là một trong những nhóm công việc nguy hiểm nhất trong ngành xây dựng nếu khồng cẩn trọng. Các nguyên nhân phổ biến gây ra tai nạn là:

  • Ngã xuống từ rìa mái;
  • Ngã xuống qua các lỗ hổng trên mái;
  • Ngã do sập mái làm từ vật liệu giòn, dễ vỡ.
  • Mặc dù phần lớn tai nạn xảy ra với những công nhân chuyên làm việc trên mái, song không
  • hiếm những trường hợp xảy ra đối với công nhân lên tu tạo và dọn dẹp mái nhà. Để có thể làm
  • việc trên mái một cách an toàn đòi hỏi người công nhân phải có kiến thức và kinh nghiệm, cùng với những trang thiết bị đặc biệt. Trước khi bắt đầu thực hiện các công việc trên mái cần lên kế hoạch thật kỹ về những biện pháp an toàn dựa vào kiểu dáng mái và tính chất công việc.

Làm việc trên mái phẳng

Mái phẳng là loại mái có độ dốc dưới 10°. Nếu mái nhà cao hơn 2m thì tất cả các lỗ hổng trên mái và rìa mái phải có lan can và tấm đỡ bảo vệ để tránh bị rơi từ trên cao xuống. Tiêu chuẩn lắp đặt lan can và tấm đỡ dựa trên những nguyên tắc đã được nêu cho giàn giáo ở mục 5 (Hình 20).

Cách xử lý lỗ hổng trên mái là dùng các tấm đậy chắc chắn, chịu tải trọng tốt và khó dịch chuyển để tránh có thể bị ngã xuống qua các ỉỗ hổng này. Các tấm đậy phải được đánh dấu rõ ràng và có độ dày phù hợp. Nếu rìa mái có gờ tường đủ chắc thì có thể chôn các thanh giàn giáo thong thường để dựng lan can và tấm đỡ. Nếu không, có thể dùng những tấm chịu lực đúc sẵn hoặc những khung thép ống hình tam giác có chu vi 2,4m và sử dụng các thanh giàn giáo được neo chặt vào mái hoặc vào các tấm chịu lực bằng bê tông để rìa mái

bao ve ria mai phang

Làm việc trên mái dốc

Mái dốc là mái có độ nghiêng trên 10° hoặc có độ cao trên 2 mét và dễ trơn trượt cần phải có bảo vệ rìa mái.

Sử dụng các rào cản hoặc lan can đủ cao và chắc chắn để ngăn ngừa công nhân ngã xuống đất do trượt hoặc lăn. Cần chú ý phòng ngừa mái có thể trơn trượt do tính chất vật liệu làm mái, do rêu mốc hoặc do mưa, tuyết.

Nếu ngói lợp mái không đủ chắc chắn để bám hoặc đứng, phải dùng các thiết bị phụ trợ như thang bò, ván ngay khi chỉ làm việc trong thời gian ngắn hoặc chỉ để kiểm tra mái.

Làm việc trên mái giòn

Nhiều vật liệu lợp mái tạo ra cảm giác về an toàn cao và độ chịu tải trọng tốt nhưng lại không thể chịu tải trọng tập trung khi đặt chân lên mái hoặc có thể bị vỡ nếu người đúng trên đó bị ngã xuống.

Một số vật liệu điển hình về tính chất dễ vỡ là: tấm lợp fibro ximăng đơn, sợi kim loại, các tấm lợp chất dẻo gấp múi, tôn múi dùng cho các mái nhẹ và các tấm lợp đơn không có gia cố. Bạn cũng không nên sai lầm khi tin vào độ vững của những đường viẻn dày giữa các tấm lợp. Đôi khi khó cố thể nhận ra được độ giòn của một số loại tấm lợp do chúng đã được sơn hoặc phủ hắc ín lên, đặc biệt là những trường hợp đang được dùng để phủ hoặc sửa chữa mái. Vì vậy, tốt hơn hết là bạn nên kiểm tra kỹ độ giòn của mái trước khi làm việc trên dó.

Khi biết chắc hoặc nghi ngờ ỉà mái giòn phải sử dụng ít nhất là hai thang lót hoặc thang mái để có thể đứng trên một thang và di chuyển thang kia. Cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng ống máng hay các mái lân cận có phủ vật liệu giòn để làm phương tiện lên xuống. Trong những trường hợp này, lớp phủ hoặc lan can sẽ là những phương tiện hữu hiệu để phòng chống trượt hoặc vấp ngã. Cần có các bảng thông báo chú ý tại những nơi có mái giòn.

Những điểm cần nhớ

  • Không được làm việc trên mái không có bảo vệ rìa mái.
  • Trước khi làm việc, phải biết trước khu vực nào là phần mái giòn.
  • Không được đi trên mái giòn.

Ván lót và thang mái

Ván lót và thang mái (Hình 21) phải được thiết kế và chế tạo cẩn thận, và không được làm bằng gỗ vụn. Ván lót phải dày ít nhất 38mm, dài không quá 380mm và được đặt chắc chắn. Phần neo hoặc chóp kim loại ở đầu ván không được tựa thẳng đầu nhọn vào mái vì có thể gây vỡ mái. Phần đó phải được ngoắc vào bề dốc phía bên kia của mái hoặc được buộc chặt vào dây thừng. Không được dùng những mái chìa hoặc ống máng làm chỗ tựa thang vì chúng không đủ độ cứng vững.

lam viec tren mai doc hoac mai gion

Thảo luận

  • Các kiểu tai nạn phổ biến khi thỉ công trên mái?
  • Cần chú ý những gì để phòng chống tai nạn do rơi từ rìa mái.
  • Các đặc điểm của những loại ván lót và thang mái tốt?

Lắp đặt kết cấu thép

Việc lắp đặt các kết cấu thép và khung nhà thường liên quan tới công việc trên cao cũng như dễ đẫn tới tai nạn ngã cao. Số thương vong trong những công việc lắp đặt kết cấu thép chiếm tỷ lệ cao nhất so với toàn bộ các công việc khác của ngành xây dựng.

Vì thòi gian làm việc tại mỗi vị trí trong lắp đặt kết cấu thép tương đối ngắn nên các giàn giáo rất ít khi được sử dụng. Nhiều công nhân lắp đặt do quá vững tin vào sự an toàn của bản thân, đã tiến hành công việc trong những tình huống nguy hiểm một cách không cần thiết.

Lập thiết kế

Người công nhân phải nắm vững những nguyên tắc về an toàn trước khi làm công việc lắp đặt kết cấu thép. Những vấn đề về an toàn phải được chú trọng ngay từ khi thiết kế. Người lập thiết kế phải kinh qua thực tế công trường và hiểu biết những vấn đề có liên quan đến lắp dụng kết cấu thép như vị trí mối nối, việc’cố định sàn công tác; tải trọng liên quan tới công suất nâng của cần trục… Nhà thiết kế phải cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà thầu lắp đặt về những điều cần chú ý để đảm bảo sự ổn định của cấu trúc trong quá trình thi công. Ngược lại, nhà thầu phải đưa ra phương án lắp đặt để người thiết kế thông qua. Phương án thi công an toàn phải chỉ ra những khó khăn và rủi ro có thể ảnh hưởng tới quy trình lắp đặt.

Giám sát

Vì nhà sản xuất và người lắp đặt thường thuộc về những công ty khác nhau nên cần có người giám sát các công việc là người của nhà thầu chính để đảm bảo việc thực hiên các   thủ tục, kiểm tra, giám định, kể cả việc đưa ra những yêu cầu và thay đổi.

Công tác chuẩn bị

Việc lắp đặt kết cấu thép thường diễn ra ngay từ khâu đầu tiên của dự án, trưóe khi công trường được thu dọn và bố trí ngăn nắp; các loại vật liệu trên công trường vẫn còn nằm ngổn ngang hoặc di chuyển một cách lộn xộn. Điều đổ gây khó khăn không nhỏ cho người qua lại, các phương tiện giao thông và các máy nâng chuyển. Để tạo điều kiện di chuyển tốt cho các phương tiện này cũng như cho các giàn giáo tháp hoặc di động, cần ưu tiên xây dựng trước phần bê tông của tầng nền, lối đi lại và những nền kê cứng vững. Điều đó cũng có tác dụng tạo ra một công trường ngăn nắp và sạch sẽ. Cần bố trí mặt bằng kho bãi chứa vật liệu sao cho xe cơ giới hoặc máy nâng chuyển có thể dễ dàng tiếp cận mà không sợ va đụng.

Cần chỉ rõ trọng lượng vật nâng, đánh dấu những điểm có thể ngoắc dây cáp của cần cẩu vào để nâng vật đó nhằm tạo điều kiộn an toàn cho hoạt động của các máy nâng chuyển, công nhân bốc vác hay cần trục. Nếu điều kiện cho phép thì nên gá thêm các tay cầm vào vật nâng.

Phải luôn theo dõi dự báo thời tiết để có kế hoạch làm việc thích ứng. Chú ý khi có gió mạnh, không nên sử dụng cần trục hoặc cho phép công nhân làm việc trên những khung thép hoặc trên những bề mặt ẩm ướt.

Chốt định vị có vai trò rất quan trọng song lại thường bị đánh giá thấp. Chỉ cần những sơ suất khi định vị, căn chỉnh và cân bằng sẽ dẫn tới mất ổn định công trình lắp đặt. Cần kiểm tra kỹ lưỡng trước khi bắt đầu tiến hành công việc. Khi bắt đầu xây dựng cần xiết thêm nhiều bu lông vào những nơi tải nặng và phải có nhQng cột chống gia cố đề phòng công trình có thể sập đổ. Nhiều sự cố sập đổ là do nguyên nhân thiếu cột chống hoặc di chuyển công trình khỏi vị trí cân bằng đã được bố trí trong thiết kế. Trong kế hoạch lắp dựng phải tính đủ số nhân lực, cột chống, dây giằng hay vật nối cần thiết.

Khi lắp dựng bằng cần trục cần luôn nhớ gắn thêm hai tay cầm ở hai đầu cuối khung thép. Công nhân hướng dẫn vị trí để đặt khung thép sẽ sử dụng các tay cầm này và phải đứng xa vị trí đáp tối thiểu là 5m.

Những điểm cần nhớ

  • Việc giảm bớt số bu lông tại các mối nối nhằm tiết kiệm thcd gian nâng chuyển là một hành động rất nguy hiểm.
  • Không làm việc khi có gió mạnh hoặc trên kết cấu ẩm ướt.

Phương tiện lên xuống vị trí thi công

Những thao tác nguy hiểm như trèo lên thanh thép trần, đi lại trên dầm, ngồi dạng chân hai bên dầm… vẫn thường xuyên diễn ra do thợ lắp đặt quá ỷ lại vào khả năng chuyên môn của mình. Nói chung không có gì khó khăn về mật kv thuật hay thực tiỗn ngăn cản thợ lắp đặt trên công trình sử dụng các phương tiện để hỗ trợ cho công việc của mình. Trong phần lớn trường hợp, công việc được lập kế hoạch và vị trí thi công được thiết kế để bắt đầu từ dưới đất, sau đó nâng dần lên theo các bộ phận công trình rồi di chuyển sang vị trí khác bằng máy nâng chuyển. Thông thường, nên lắp thêm thang trước khi lắp đặt kết cấu thép để trợ giúp cho việc lên xuống. Cần nên buộc chặt thang vào khung thép để tránh nguy hiểm cho người đứng trên đó khi thang di chuyển, ví dụ như di chuyển thang bằng cần trục sau khi đã được buộc chặt.

Khi thiết kế dự án phải tính toán sao cho có thể cung Cấp âừ phương tiện để đi ỉạì giữa các vi trí trên khung thép như cầu thang và lối đi có lan can bảo vệ. Phương án ưu tiên trước hết là thiết kế lối đi lại tạm thời bằng các giàn gỗ hoặc cầu thép có nhịp dài. Nếu thi công ở độ cao trên 6m (tương đương hai tầng nhà), bắt buộc phải có sàn tạm thời làm bằng các tấm ván ghép khít với nhaú. Giàn giáo tháp và xe thang là những thiết bị làm tăng độ an toàn (Hình 22), đặc biệt là khi đã có đủ đường đi lại, có ván gia cố nền, sàn tạm thời và công trường quang đãng.

Dùng lưới an toàn, thắt lưng an toàn neo buộc vào những điểm thích ứng và sử dụng trang phục bảo hộ lao dộng sẽ giảm số thương vong xuống rất nhiều, và tạo điều kiện làm tốt những công việc ở vị trí không thuận lợi (Hình 23). Nên duy trì lưới an toàn khi thi công ở độ cao từ 2 tầng trở lên (Hình 24).

Lắp đặt kết cấu thép liên quan đến rất nhiều thao tác bốc xếp, nâng chuyển vật liệu bằng tay. Các thao tác này có thể gây tổn thương cột sống hay những thương tật ở chân tay nếu công nhân không được huấn luyện chu đáo hoặc không dừng trang bị bảo hộ ỉao động thích hợp.

Những điểm cần nhớ

Nếu bạn trèo hoặc đi lại trên thép trần sớm hay muộn bạn cũng sẽ bị ngã.

Thảo luận

  • Tại sao có nhiều sự cố gây tai nạn trong lắp đặt kết cấu thép?
  • Trình bày những công việc cần làm để nâng cao độ an toàn trước khi bắt đầu công việc lắp đặt kết cấu thép.
  • Những nguyền tắc cơ bản đềphòng chống tai nạn lao động khi thi công lắp đặt kết cấu thép?
  • Phải làm gì để tạo ra chỗ làm việc an toàn?
  • Những trang bị bảo hộ cá nhân nào cần sử dụng khi lắp đặt kết cấu thép?

Thi công dưới nước

Ngã xuống nước chết đuối hoặc bị cuốn trôi khi làm việc dưới nước và cạnh môi trường nước là những rủi ro vẫn thường xảy ra. Ngay cả nếu bạn là người bơi giỏi thì vẫn cần phải đặc biệt chú ý những vấn đề sau:

  • Đảm bảo sàn công tác phải được neo buộc chắc chắn và không có những chướng ngại vật có thể gây vấp ngã như gạch ngói, kim loại, gỗ hay vật liệu. Lau sạch bề mặt chỗ làm việc hoặc rải thêm các vật liệu tăng ma sát như muối, cát khi thấy có thể gây trơn trượt.
  • Kiểm tra xem các lan can bảo vệ, tấm đỡ, thang lên xuống đã được gá đặt chắc chắn vào vị trí hay chưa.
  • Luôn đeo mũ bảo hiểm – nếu bạn bị một vật bất ngờ rơi vào đầu và bị ngã xuống nước thì có thể coi như bạn đang ở trong một tình huống đặc biệt nguy hiểm.
  • Mặc áo phao và đảm bảo đã được cài chặt.
  • Dùng đầy đủ các lưới bảo hiểm và trang bị bảo hộ lao động đã được cung cấp.
  • Kiểm tra các phao cứu hộ với người lái ở tư thế sẵn sàng hoạt động khi có công nhân làm việc ờ dưới nước. Trong trưòng hợp có thủy triều lớn hoặc dòng chảy xiết thì nhất thiết động cơ phải có bộ phận tự khởi động.
  • Bạn phải nắm chắc các thủ tục phát tín hiệu cấp cứu và cứu hộ.

Những điểm cần nhớ

  • Không làm việc một mình dưới nước
  • Thường xuyên kiểm tra con số những người đang làm việc để kịp thời phát hiện người mất tích.

Thảo luận

Bạn sẽ hành động như thế nào nếu có người ngã xuống nước sâu hoặc chảy xiết?

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top