Yêu cầu an toàn khi lắp đặt và sử dụng thiết bị nâng

1. Đối với thiết bị nâng:

1.1. Yêu cầu khi lắp đặt

Phải đảm bảo an toàn khi làm việc, không bị đổ. Nếu đổ không những gây ra sự cố cho chính thiết bị nâng mà còn làm hỏng các công trình xung quanh và gây ra TNLĐ. Vì vậy, việc lăp đặt phải được tiến hành theo thiết kể và tính toán cẩn thận. Muốn vậy, khi lắp đặt thiết bị nâng phải đạt được các yêu cầu sau:

yeu cau an toan khi lap dat va su dung thiet bi nang

– Phải lắp đặt ở vị trí tránh được sự cần thiết kéo lê tải trước khỉ nâng và có thể nâng cao hơn chướng ngại vật là 0,5m;

– Nếu là thiết bị nâng dùng nam châm điện để mang tải thì cấm đặt chúng làm việc ở trên nhà, các công trình, thiết bị;

– Đặt cần trục tháp, cần trục Ôtô… và các thiết bị nâng khác để thực hiện các công việc xây lắp phải tiến hành theo biện pháp thi công. Cụ thể là : Phù hợp Với điều kiện công việc xây lắp, đảm bảo khoảng cách an toàn đến các đường dây tải điện, đường giao thông, nơi xếp dỡ VLXD, các máy trục cùng làm việc trong khu vực thi công…;

– Đối với cần trục thì khoảng cách từ phần cao nhất của cần trục và phàn thấp nhất của các kết cấu ở trên phải lớn hơn 100mm. Khoảng cách từ sàn làm việc trên cần trục đến các kết cấu có chướng ngại vật ở phía trên phải lớn hơn 1.800mm. Khoảng cách từ mặt đất, mặt sàn thao tác đến phần thấp nhất của cần trục phải lớn hơn 2.000mm;

– Khoảng cách từ điểm nhô xuống thấp nhất của thiết bị nâng (trừ bộ phận mang tải) đến các máy, thiết bị khác… đặt trong vùng hoạt động của thiết bị nâng không được nhỏ hơn 400mm;

– Những máy trục đứng làm việc gần nhau phải đặt cách xa nhau một khoảng cách lớn hon tổng tầm với lớn nhất của chúng và đảm bảo sao cho khi làm việc với máy trục hoặc tải không va đập vào nhau.

1.2. Yêu cầu khi sử dụng

Khi sử dụng cần phải thực hiện những yêu cầu sau:

– Trước khi đưa thiết bị nâng vào hoạt động phải được kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các cơ cấu và chi tiết quan trọng. Nếu phát hiện có hư hỏng thì phải khắc phục xong và được kiêm tra đạt yêu câu mới đưa vào sử dụng;

– Phải tiến hành thử không tải, thử tải trọng tĩnh và tải trọng động theo qui định của TCVN 4244 – 86. Khi tải được nâng phải nhỏ hơn trọng tải của thiết bị nâng, phải được buộc chăc chăn không để tải rơi, trượt trong quá trình nâng – chuyển tải;

– Không được di chuyển vật ở những chỗ mà bên dưới là nơi sản xuất có ngưừi hoặc máy móc, thiêt bị;

– Cấm để người đứng trên tải khi nâng hoặc dùng người để điều chỉnh cân bằng tải;

– Tải phải được nâng cao hơn các chướng ngại vật ít nhất là 500mm. Không được vừa nâng tải, vừa quay hoặc di chuyển thiết bị nâng khi trong thiết kế không qui định;

– Tải phải được hạ xuống tại nơi qui định và đảm bảo sao cho tải không bị đổ, trượt và rơi. Khi tải đã ở tình trạng ổn định thì mới được phép tháo rời các bộ phận giữ tải;

– Khi nâng hạ – chuyên tải phải có người xi nhan (cầu trục, cần trục tháp);

– Cấm kéo, đẩy tải khi tải đang còn treo ở móc.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top