Đào tạo an toàn vệ sinh lao động
a) Cán bộ, công nhân Ịàm việc ở các bộ phận sinh lạnh bằng khí hoá lỏng như C02 lỏng, nitơ lỏng, ôxi lỏng, LPG (Liquid Petroleum Gas) và NLG (Natural Liquid Gas) lỏng khác cần phải biết:
– Kiến thức sơ cấp về quá trình sính lạnh do các khí hoá lỏng sôi.
– Tính chất, đặc điểm và thông số về áp suất, nhiệt độ sôi, thể tích riêng và năng suất lạnh của từng loại khí hoá lỏng.
b) Ở khu vực có bộ phận sinh lạnh bằng các khí hoá lỏng phải treo biển : “KHU VỰC NGUY HIEM – KHÔNG NHIỆM VỤ MIỄN VÀO” ?
c) Tất cả các cán bộ, công nhân và người tham quan muốn đến khu vực có bộ phận sinh lạnh bằng khí hoá lỏng, nhất thiết phải được phổ biến nội quy riêng của khu vực này, do cán bộ kỹ thuật an toàn lao động của xí nghiệp phụ trách.
Bố trí thiết bị và trang bị bảo hộ lao động
a) Các bình chứa khí hoá lỏng, thiết bị sinh lạnh bằng khí hoá lỏng, thiết bị sản xuất C02 rắn, lổng… đều phải bổ trí thành khối, tập trung vào một khu vực riêng biệt để hạn chế sự cố tai nan đến các bộ phân khác và dễ dàng kiểm soát, hướng dẫn những người đến quan hệ với bô phận này.
b) Các bình, thùng phát lạnh bằng khí hoá lỏng phải được trang bị đầy đủ đồng hồ áp lực, van an toàn, bộ chỉ báo mức lòng theo đúng quy định của các thiết bị và bình áp lực.
c) Cán bộ kỹ thuật, công nhân trực tiếp sừ dụng các thiết bị sinh lạnh bằng khí hoá lỏng phải được trang bị quần áo ấm, mũ ấm, găng tay và kính bảo hiểm. Cần có biện pháp đề phòng “bỏng lạnh” do lỏng bắn vào người.